Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 5 (Phần cuối)

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 5 (Phần cuối)
Tác giả: Hoa Thông
Ngày đăng: 05/05/2016

5. Kỹ thuật trồng cây keo dậu

Keo dậu thuộc họ đậu, thân bụi hoặc thân gỗ lâu năm.

Cây có khả năng chịu hạn rất tốt nhưng kém chịu lạnh và sương muối. Thời gian trồng tốt nhất là vào tháng 4 

• Chuẩn bị đất

Có thể trồng keo dậu ở ruộng tập trung, trên bờ bụi, bờ mương máng hoặc trong vườn, làm hàng rào.

Cần chú ý chọn loại đất thoát nước, ít chua.

Nếu trồng tại ruộng thì chuẩn bị đất như khi trồng các loại đậu đỗ khác.

Sau khi cày bừa và làm đất tiến hành lên luống rộng 3 m, rạch các hàng trên luống cách nhau 70 - 80 cm, sâu khoảng 10 cm. 

• Phân bón

Mỗi hecta cần 10 tấn phân chuồng, 300 kg phân lân nung chảy và 150 kg clorua kali.

Các loại phân này dùng bón lót toàn bộ trước khi bừa lần cuối và mỗi năm bón một lần vào vụ xuân.

• Cách trồng và chăm sóc

Trước khi gieo, cần xử lý hạt như sau: làm ướt hạt bằng nước lã, sau đó đổ nước nóng 90 - 1000C vào và ngâm trong vòng 5 phút.

Bước tiếp theo là gạn hết nước nóng và đổ nước lã vào cho ngập hạt, ngâm tiếp 5 - 10 giờ, rồi lại gạn hết nước và để hạt thật khô ráo, trước khi đem gieo. 

Gieo hạt theo hàng rạch, trung bình 1m dài gieo 20 hạt (lượng hạt khô cần cho mỗi hecta khoảng 20 kg), lấp đất sâu khoảng 5 cm.

Cũng có thể gieo hạt vào bầu đất hoặc vườn ươm, sau đó, khi cây mọc cao khoảng 45 cm thì mang đi trồng (trong trường hợp trồng làm hàng rào) như các loại cây gỗ khác; trồng cây cách cây 50 cm.

Sau khi trồng khoảng 10 ngày, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, nếu cần thiết thì gieo hoặc trồng dặm lại.

Dùng cuốc xới xáo nhẹ theo hàng và làm sạch cỏ dại hai đợt: lúc 15 ngày và lúc 40 ngày sau khi trồng.

 • Thu hoạch và sử dụng

Sau khi trồng khoảng 4 -5 tháng, có thể thu hoạch lứa đầu (tuỳ theo đất đai và điều kiện chăm sóc, lúc đó cây có thể cao tới 1,5 m).

Khi thu hoạch lứa đầu, cắt gốc cách mặt đất 70 cm.

Các lứa tiếp theo cắt chừa lại cành mới tái sinh 5 cm và cứ sau khoảng 45 ngày cắt một lần.

Có thể sử dụng keo dậu như nguồn thức ăn tươi xanh (cắt về cho gia súc ăn tại chuồng hoặc chăn thả trên bãi trồng keo dậu).

Cũng có thể phơi sấy khô, nghiền thành bột. 

Keo dậu là cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein (protein thô 21 - 25%).

Đây thực sự là nguồn thức ăn bổ sung protein có giá trị không những cho gia súc mà cho cả gia cầm.

Tuy nhiên, keo dậu có hạn chế là chứa một lượng nhỏ độc tố mimosine (thường tập trung trong các phần non của cây như lá, chồi non).

Vì vậy khi sử dụng keo dậu cần có biện pháp làm giảm hàm lượng mimosine (như xử lý nhiệt trên 700C; nhúng trong nước qua đêm; phun dung dịch sulphat sắt II...

) và khống chế lượng keo dậu chỉ chiếm < 30% khẩu phần cho gia súc nhai lại.

Với bò sữa, keo dậu cũng là loại thức ăn rất tốt, làm tăng năng suất sữa lên 10 - 15%.

Có thể trộn vào thức ăn tinh cho mỗi con bò sữa mỗi ngày 1,0 - 1,5 kg bột keo dậu. 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 2 Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 2

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 2

05/05/2016
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 3 Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 3

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 3

05/05/2016
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 4 Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 4

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 4

05/05/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.