Kỹ Thuật Trồng Mít Ruột Đỏ
Mít ruột đỏ Sông Pha còn có tên gọi là mít siêu sớm, hoặc mít tứ quý bởi cây cho thu hoạch trái chỉ 18 tháng sau khi trồng, lại cho trái quanh năm. Mít ruột đỏ khi chín ruột có màu như củ cà rốt, múi to cơm dày, vị rất ngọt và có mùi thơm như hương va-ni. Bình quân mỗi trái nặng khoảng 10kg, nếu được chăm sóc tốt trái có thể nặng tới 15-17kg. Loại mít này phù hợp với vùng đất thịt pha cát, có khả năng chịu hạn và ít bị sâu bệnh.
Cách trồng:
- Cự ly trồng hàng cách hàng và cây cách cây đều 4m, trồng xen kẽ thành hình tam giác. Hố trồng có đường kính miệng 0,8m, đường kính đáy hố 0,6m và sâu từ 0,6 - 0,7m. Phần đất mặt hố trồng (từ 0,3-0,4m) cần trộn với phân chuồng đã hoai, trước khi trồng nên bón lót thêm phân hữu cơ vi sinh. Từ 7-10 ngày sau khi trồng nên bón thúc 50g phân urê và 50g phân lân cho mỗi gốc mít; khi bón phân nên lưu ý rào rãnh cách gốc mít 10-15cm, sâu 4-5cm, rắc hỗn hợp urê và lân xuống đáy rãnh và lấp đất lại. Phải tưới đậm nước sau khi bón phân để đủ hòa tan phân cho cây hấp thụ, 3-4 ngày sau phải tưới đậm lại một lần nữa; đậy gốc mít bằng rơm hoặc cỏ khô.
- Từ 10-15 ngày sau khi trồng nên bón thuốc dưỡng rễ cho cây. Nhà nông khi trồng mít ruột đỏ Sông Pha nên lưu ý, đây là loại cây trồng mau cho trái và cho trái quanh năm, vì vậy chúng đòi hỏi phải có sự đầu tư và chăm sóc đúng mức khi trồng để tăng năng suất trái, hầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm
Ở Việt Nam có thể trồng hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chọn đất trồng ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây sinh trưởng.
Mấy năm trở lại đây, cây mít được nông dân ở Đồng Nai trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp, tốn ít công chăm sóc và có khả năng chịu hạn. Tuy nhiên, để trồng mít đem lại hiệu quả cao, nông dân nên áp dụng theo một số quy trình sau của Trung tâm khuyến nông tỉnh.
Thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng. Thu hoạch từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hái nhẹ nhàng. Khi hái không quăng ném. Giữ không làm gãy gai mít hay làm sứt cuống mít.
Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý
Gói đất đèn trong giấy để dưới đáy chum hoặc sọt, sau đó xếp mít lên trên. Dùng bao tải hoặc giấy đậy kín chum hoặc sọt lại. Thời gian giấm khoảng 48 giờ.