Kỹ thuật trồng khoai môn năng suất cao
Nếu giữ giống trên đồng ruộng, bà con không cần giâm cây giống trước khi trồng mà ta chọn giống khi cây bắt đầu mọc sau khi có những đám mây đầu mùa. Trong trường hợp này để có cây giống sớm kịp mùa vụ ta có thể tưới nước trước khi mùa mưa bắt đầu, khi đó đất có đủ độ ẩm thì cây sẽ mọc sâm hơn.
Chuẩn bị đất chu đáo, sạch cỏ
Chuẩn bị trồng theo hàng, có hai phương pháp thường thấy ở Đồng bằng sông cửu Long.
Phương pháp 1: Trồng thấp hơn mặt đất ruộng. Phương pháp này được áp dụng cho vùng đất canh tác phụ thuộc nước trời như Trà Vinh, Bạc Liêu khoảng cách hàng với hàng khoảng 80cm – 100cm, rộng 25cm – 30cm, sâu 15cm – 25cm. Sau đó ta cho phân chuồng ủ hoai và lượng phân lân cần bón cho ruộng. Lúc này ta kết hợp xử lý đất bằng vôi hoặc các loại thuốc để diệt các loại nấm bệnh gây hại cho đất và các loại thuốc hạt để diệt các loại côn trùng ăn rễ và mầm ngọn.
Phương pháp 2: Trồng cao hơn mặt đất ruộng. Phương pháp này thường áp dụng cho ruộng thấp nhằm để hạn chế bị ngập úng và thường là chủ động được nước. Khoảng cách giữa các luống 100cm – 140cm. Khoảng cách trồng, hàng cách hàng 100cm – 140cm; cây cách cây 30 – 40cm.
Đất trồng khoai môn đòi hỏi phải màu mỡ, lượng mưa thấp, cần làm đất kỹ trước khi trồng.
Thu hoạch khoai môn
Chăm sóc:
Phải làm sạch cỏ, nhất là giai đoạn 3 – 5 tháng sau khi trồng vì thời gian này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Giai đoạn 2 tháng trước khi thu hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng củ.
Bón phân:
+ Đạm bón 50 – 100kg N/ha ở 3 thời điểm 5, 10, 15 tuần sau khi trồng,
+ Lân bón 50kg p/ha một lần ở thời điểm trồng.
+ Kali bón 70kg K/ha ở lần thứ nhất lúc trồng và lần hai vào lúc 10 tuần sau khi trồng.
Sâu và bệnh: Việc phòng trừ bệnh trên cây khoai môn chưa được nghiên cứu nhiều, ỏ vùng Đông Nam Á phần lỏn các loại bệnh gây hại trên cây khoai môn mang tính trồng là chính…
Thu hoạch:
Tuỳ giống mà có thời gian sinh trưởng khác nhau từ 4 – 5 tháng đối với vùng đất đồi núi phụ thuộc nước trời và 9 – 12 tháng đối với vùng đất ẩm ướt. Khi thời tiết lạnh thời gian sinh trưởng kéo dài. Năng suất biến đổi rất lâu tuỳ theo vùng canh tác. Đối với đất đồi núi, vùng đất phụ thuộc nước trời, năng suất trung bình 5 tấn/ha và có thể lên đến 12,5 – 25 tấn/ha. Đối với vùng đất đồng bằng có thể năng suất đạt tới 75 tấn/ha.
Cách bảo quản giống:
+ Cách 1: Lúc thu hoạch chọn củ nhỏ tròn mang đặc tính của giống không bị sây sát và được tồn trữ nơi thoáng mát. Trong cách tồn trữ này củ khoai thường bị các loại rệp sáp tấn công và các loại nấm và virus gây thối củ.
+ Cách thứ 2: Chúng ta thưòng thấy ở tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bạc Liêu, nông dân chọn những hàng có nhiều cây con (để có nhiều cây giống sau này) giữ lại làm giống cho vụ sau. Phương pháp này có nhiểu ưu điểm là cây giống ít bị sâu bệnh trong giai đoạn tồn trữ so với cách 1.
Công ty Dịch vụ Vật tư kỹ thuật nông nghiệp An Giang (Antesco) thu mua khoảng 100 tấn. Quy cách 3 củ/kg. Theo mức giá này nông dân lãi khoảng 1 triệu đồng/công (1000m2), và giá khoai môn bán chợ đang lên cao khoảng 4.000đ/kg.
Có thể bạn quan tâm
Đây là giống khoai môn cao sản (năng suất củ trung bình 50-60 tấn/ha, năng suất dọc, lá đạt trên 50 tấn/ha dành làm thức ăn chăn nuôi được các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phát hiện, thu thập, chọn tạo và phá triển thành công từ nguồn gen khoai tía riềng thu thập từ Nam Định.
- Giống: Khoai môn có nhiều giống, chủ yếu được phân làm 2 nhóm chính: Nhóm khoai sọ (Colocasia antiquorum) và nhóm khoai môn (Cocasia esculenta).
Quy trình công nghệ: Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất khoai môn Tác giả biên soạn: TS. Nguyễn Viết Hưng Địa chỉ: Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ĐT: 0912.386.574 địa chỉ Email: hathuyduc2002@yahoo.com