Kỹ thuật trồng húng quế làm thuốc trị cúm tại nhà cực hiệu quả
Kỹ thuật trồng húng quế tại nhà có thể áp dụng trong thùng xốp, chậu nhựa, hay trồng trực tiếp xuống đất đều rất đơn giản.
Kỹ thuật trồng cây húng quế vừa làm rau thơm vừa làm thuốc trị bệnh cúm cực kỳ tốt. Ảnh minh họa
Thực tế, kỹ thuật trồng cây húng quế không mất quá nhiều thời gian trồng và chăm sóc bởi đây là giống cây thích hợp ở nhiều điều kiện khác nhau.
Húng quế thuộc họ hoa môi, tên khoa học là Ocngum basicum. Húng quế thuộc nhóm thân thảo, cao khoảng 40 – 70cm. Thân cây hình vuông màu tím, thân phân ra làm nhiều nhánh. Rễ ăn nông, có khi nổi trên đất. Lá cây húng hình thoi, dài khoảng 3 – 6cm, rộng 1,5 – 2,5cm có cuống dài màu tím, lá màu xanh lục, mép lá có răng cưa nhỏ.
Ngoài việc làm rau thơm, cây húng quế còn được dùng trong thuốc Nam. Trong thành phần hoá học của húng quế có 6% protein, melhioninc cùng các loại tinh dầu khác. Trong cây húng quế có 0,4 – 0,8% tinh dầu có mùi thơm dễ chịu nên người ta có thể lấy cả cây húng quế nấu nước uống để chữa cảm cúm, nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, khó tiêu, chữa đau răng…
Với những tác dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe thì việc sở hữu một vườn rau húng quế tại nhà chính là cách bảo vệ sức khỏe gia đình bạn cực kỳ hữu hiệu.
Đất và nhiệt độ thích hợp trồng cây húng quế
Đất trồng cây húng quế cần đất nhiều mùn, xốp, thoát nước tốt. Nhiệt độ thích hợp trồng cây húng quế khoảng 25 – 30oC. Với điều kiện nhiệt độ như vậy nên có thể áp dụng trồng quanh năm. Ở miền Bắc là gieo hạt khoảng tháng 2 – 3 để trồng vào tháng 4, 5. Ở miền Nam, gieo tháng 11 – 12 để trồng tháng 1, 2.
Kỹ thuật trồng cây húng quế
Với kỹ thuật trồng cây húng quế ở diện tích rộng cần phải đánh luống luống đất cao khoảng 20 cm. Đất trồng phải cày bừa kỹ, phơi ải để diệt mầm bệnh. Đất trồng cần bón 15-20 tấn phân chuồng và 20 – 30 kg phân lân cho 1 ha. Sau đó, trực tiếp gieo hạt trên mặt luống. Sau đó phủ rơm rạ hoặc trấu, tưới nước ẩm… Sau khi gieo nửa tháng hoặc 20 ngày cây con đã mọc cao hơn 10 cm và có 5 – 6 lá thì có thể đem ra trồng ở ruộng riêng. Trồng húng quế trên luống phải đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 30cm.
Với kỹ thuật trồng cây húng quế tại nhà lại càng đơn giản hơn vì chỉ cần cho đất vào chậu, thùng xốp hay thùng nhựa sau đó gieo hạt lên bề mặt chậu rồi tưới nhẹ bằng vòi để tạo độ ẩm.
Việc bón phân cũng khá quan trọng giúp cây phát triển nhanh. Tuy nhiên nếu trồng ở nhà thì cần bón phân vừa phải, không nên bón quá nhiều cây sẽ bị ngộ độc dẫn tới chết héo.
Kỹ thuật trồng cây húng quế theo cách gieo hạt cực đơn giản.
Thu hoạch cây húng quế
Vì là cây ngắn ngày nên cây húng quế phát triển rất nhanh. Chỉ sau trồng khoảng 1 tháng, húng quế đã có thể thu hoạch được. Thường cắt bớt cành đem bán, sau đó lại bón thúc phân để đâm cành non. Cứ như vậy ta có thể thu đợt khác, khoảng cách giữa các đợt thu có thể 10 – 15 ngày. Cây húng quế được dùng làm rau gia vị ở nhiều món ăn ngon khác nhau.
Giống cây húng quế
Nếu để giống thì không nên cắt lá, cây tỉa để thưa khoảng 30 x 40 cm một cây, bón đủ lân, bánh dầu để có nhiều chùm hoa ở các nách lá. Khi các chùm hoa ngọn và các nách lá trên đã bắt đầu khô, ta cắt cả cây đem về phơi trong bóng râm, có thể ủ một vài hôm, sau đó đem đập lấy hạt, phơi lại ngoài nắng nhẹ cho khô, sau đó cho vào chai lọ, đậy nút kín để trồng vụ sau. Không nên để hạt lâu ngày vì dễ mất sức nẩy mầm, thường hạt vụ trước đem trồng vụ sau là tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Rau húng quế hay còn gọi là rau húng dổi, rau húng chó là một loại rau gia vị rất được ưa chuộng. Ngoài ra rau còn có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh.
Rau húng quế rất thơm và thường được sử dụng như là một gia vị. Ngoài ra húng quế còn được dùng để trị một số bệnh thường gặp. Với kỹ thuật trồng rau húng quế của Vndoc dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ được quy trình trồng cũng như chăm sóc húng quế có hiệu quả nhất.
Ngoài việc làm rau gia vị, húng chanh còn được sử dụng như một vị thuốc thu hái quanh năm, đặc biệt là chữa ho cho trẻ nhỏ rất hiệu quả.