Kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao
Sau một số thời vụ thực nghiệm, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu rau quả đã đề xuất được các chỉ tiêu kỹ thuật cho hoàn thiện quy trình trồng dưa lưới công nghệ cao áp dụng...
Giống dưa lưới Hà Lan
Trong chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn quốc (RDA), Viện Nghiên cứu Rau quả đã triển khai mô hình thực nghiệm nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Mô hình được thực hiện theo nhiều công thức thí nghiệm khác nhau về giống, phân bón, giá thể trồng và một số giải pháp phòng ngừa sâu bệnh hại thông qua đặt bẫy Pheromone và trồng cây ký chủ...
Các thí nghiệm đều được triển khai trong nhà lưới cố định, có phủ màng nilon che mưa, gió và ngăn côn trùng, có hệ thống tưới nhỏ giọt và sử dụng phân bón chuyên dụng (phân có khả năng hòa tan cao để bón cho cây qua đường ống tưới nhỏ giọt).
Cây dưa được trồng trong các bao túi giá thể sạch là mùn bã hữu cơ đã qua xử lý (không dùng đất). Cây dưa còn được cách ly với đất vườn bằng màng nilon phủ luống, rãnh luống, đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả các loại côn trùng, nấm bệnh có thể có trong đất xâm hại dưa…
Sau một số thời vụ thực nghiệm, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu rau quả đã đề xuất được các chỉ tiêu kỹ thuật cho hoàn thiện quy trình trồng dưa lưới công nghệ cao áp dụng tại các tỉnh, thành phía Bắc.
Theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật trồng dưa lưới tại mô hình
- Cây dưa lưới không chịu được thời tiết lạnh, nhưng có thể chịu được nhiệt độ nóng trong nhà lưới tới trên 40 độ C.
- Các giống dưa lưới Hàn Quốc và Hà Lan trồng áp dụng công nghệ cao đạt năng suất quả trung bình 45 tấn/ha/vụ trồng (75 - 80 ngày).
- Sản phẩm được các siêu thị nông sản sạch Hà Nội đồng ý giá thu mua 55-60 nghìn đồng 1kg.
- Hiệu suất đầu tư mô hình ước đạt 50 - 70% tuỳ thời vụ.
Giá thể và các loại vật tư cho trồng dưa lưới đều dễ mua trên thị trường trong nước.
- Mô hình đã được nhiều cá nhân và tổ chức ở các tỉnh thành miền Bắc tới thăm quan và thương thảo hợp tác chuyển giao công nghệ.
Dưa lưới sắp tới kỳ thu hoạch
Theo TS Ngô Thị Hạnh, Trưởng bộ môn Rau, gia vị (Viện Nghiên cứu rau quả), quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao" đã đạt được các mục tiêu đề ra là, môi trường sạch, giá thể sạch, nước tưới sạch, dinh dưỡng đúng và đều đặn, hiệu quả sản xuất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Đây sẽ là một trong những căn cứ giúp các địa phương xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Do trồng tự phát nên nông dân ít ai nắm bắt quy trình kỹ thuật, nhiều diện tích sử dụng giống không đảm bảo chất lượng và nhiễm bệnh.
Ngô là cây trồng chủ lực (chỉ sau cây lúa), vừa đảm bảo giải quyết nhu cầu lương thực, vừa phát triển chăn nuôi và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Giá cả ổn định nhất, ít dịch nhất, chi phí chăn nuôi thấp nhất khiến cho nhiều người gọi dê là con "ba nhất”…