Trang chủ / Cây ăn trái / Đu đủ

Kỹ Thuật Trồng Đu Đủ Đài Loan

Kỹ Thuật Trồng Đu Đủ Đài Loan
Ngày đăng: 31/01/2013

Giống đu đủ Đai Loan là giống đu đủ mới được nhập vào trồng ở nước ta trong thời gian gần đây. Do có nhiều ưu điểm: cây thấp trung bình 1,5-2,5m, sinh trưởng khỏe, ít bị nhiễm bệnh khảm, có ti lệ cây cái cao... nên nhanh chóng được trồng phổ biến khắp cả nước. Ở miền Nam giống đu đủ Đài Loan (giống đu đủTrạng nguyên ) được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ.

Giống đu đủ Đài Loan được trồng ở nước ta chủ yếu là giống lai F1 nên không thể lấy hạt trong quả của cây vườn nhà để trồng mà phải mua hạt giống trực tại công ti giống.

I. Kỹ thuật gieo ươm cây giống

- Ngâm ủ hạt giống: Chọn hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, ngâm hạt vào nước, loại bỏ các hạt lép lửng, chỉ lấy các hạt chắc mẩy chìm dưới nước. Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 5 giờ rồi tiến hành ủ hạt trong bao tải đay ẩm. Thời gian ủ 4-5 ngày, hàng ngày nhặt các hạt nứt nanh nảy mầm mang gieo.

- Làm bầu gieo cây giống: Dùng túi nilon kích thước 12x7cm (có đục lỗ thoát nước), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 3 đất 1 phân cho vào đầy túi. Mỗi bầu túi gieo một hạt, ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt xong cần tưới ẩm. Xếp các bầu cây vào khay, để ở nơi có mái che nắng mưa cho cây, nếu có điều kiện gieo trong nhà lưới là tốt nhất.

Tưới hàng ngày cho cây đủ ẩm bằng bình bơm, khi cây có 2-4 lá thật thì 2 ngày tưới 1 lần, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng, cây sinh trưởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Làm sạch cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây con. Khi cây có 4-5 lá thật, cao 15-20cm có thể xuất vườn. Đu đủ Đài Loan cho năng suất cao và chất lượng quả rất tốt, song là cây giống lai F1 nên hạt không dùng để gieo làm giống được.

II. Kỹ thuật trồng

Có thể trồng đu đủ vụ xuân (tháng 3-4) hay vụ thu (tháng 9-10). Đu đủ sau trồng 2,5 tháng thì ra hoa, sau trồng 7 tháng thì cho thu hoạch quả xanh, thu hoạch quả chín thì sau 9 tháng.

Trồng đu đủ theo hố, kích thước dài/rộng/sâu là 60/60/30cm, khoảng cách trồng 2,5x2m (khoảng 2.000 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.

Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ qua mưa gió bão, khi cây lớn nới dần dây buộc.

III. Chế độ chăm sóc

Bón thúc 3 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn. Mỗi lần bón 200g urê, 100g lân, 200g kali. Hoà toàn bộ phân vào nước, tưới xung quanh và cách gốc 30-40cm. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh thoát nước chống úng cho cây; làm sạch cỏ dại, xới xáo cho đất thông thoáng. Mùa khô cần ủ rơm rạ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Năm sau, cây đu đủ thường phát triển kém đi, chọn để lại những cây khoẻ, loại bỏ cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới. Chế độ chăm sóc năm sau không khác gì năm đầu.

Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, bọ xít, nhện đỏ... phá. Có thể phun Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) khi mật độ sâu hại cao. Các bệnh hại đu đủ như virus xoăn ngọn đốm vàng, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư... Để phòng tránh bệnh nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn trồng giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khoẻ, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb (đối với các bệnh nấm phấn trắng hay thán thư).


Có thể bạn quan tâm

Cách Chọn Giống Đu Đủ Cho Nhiều Quả Cách Chọn Giống Đu Đủ Cho Nhiều Quả

Các giống đu đủ của Việt Nam hay của Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, ấn Độ... đều để giống được, với điều kiện không phải là giống lai F1. Các giống của Đài Loan có tỷ lệ cây cái cao và thường thuộc loại cây lai nhân tạo

20/12/2011
Cách Phòng Và Trị Bệnh Đu Đủ Xoắn Lá Cách Phòng Và Trị Bệnh Đu Đủ Xoắn Lá

Cây đu đủ thường hay bị sâu bệnh phá hoại như tuyến trùng hại rễ, nhện đỏ chích hút làm lá vàng ra.. Rệp sáp và bọ trĩ chích hút làm cây và quả mất nhựa, lại còn truyền virus gây bệnh xoắn lá. Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Đu đủ rất chịu phân. Càng nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây đạt năng suất cao

25/06/2011
Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị

Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus) còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn, là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ, gây trở ngại lớn cho nghề trồng đu đủ ở nước ta. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, quả đến thân và cuống lá.

25/12/2011
Phòng Trừ Rệp Sáp Trên Đu Đủ Phòng Trừ Rệp Sáp Trên Đu Đủ

Cây đu đủ bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó thì rệp sáp giả là loại côn trùng khá phổ biến đã làm giảm năng suất và phẩm chất đu đủ nghiêm trọng nếu không kịp thời phòng trị.

28/03/2012
Để Đu Đủ Sai Và Ngon, Lâu Cỗi Để Đu Đủ Sai Và Ngon, Lâu Cỗi

Đu đủ gồm nhiều giống, mỗi giống đều có 3 loại hình sinh sản đực, cái và lưỡng tính. Trong vườn, nếu trồng đại trà cây này thì nên để lại một vài cây đực (tỉ lệ 1/25-1/30 so với các loại hình còn lại) để có giao phấn chéo nhờ côn trùng, quả sai hơn so với tự thụ phấn.

25/12/2011