Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật trồng cây sa kê vừa làm cảnh vừa cho quả thơm ngon

Kỹ thuật trồng cây sa kê vừa làm cảnh vừa cho quả thơm ngon
Tác giả: An Dương
Ngày đăng: 27/07/2018

Kỹ thuật trồng cây sa kê không chỉ tạo cảnh quan mà còn có trái ăn cực ngon và mang lại kinh tế cao nếu biết cách chăm sóc và trồng ở diện tích lớn.

Trồng cây sa kê không chỉ cho bóng mát mà còn cho quả ngon. Ảnh minh họa

Cây sa kê có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á (được trồng nhiều ở Malaysia) và các Đảo Thái Bình Dương, hiện nay đã được trồng rộng khắp các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Vốn là cây trồng có kỹ thuật trồng cây khá dễ chăm sóc lại đơn giản và thích nghi ở nhiều loại đất trồng khác nhau nên cây sa kê dường như cây sa kê có mặt ở khắp nơi nhất là trong các ngôi biệt thự sân vườn.

Giống cây sa kê

Cây sa kê gồm hai loại và được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt. Riêng cây sa kê cho trái không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng cây sa kê làm cảnh sân vườn thì không cần phân biệt cấu tạo của trái sa kê.

Đất trồng cây sa kê

Cây sa kê có thể thích hợp ở nhiều loại đất trồng khác nhau tuy nhiên tốt nhất là được trồng trên đất phèn giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và tơi xốp.

Kỹ thuật trồng cây sa kê

Nếu cây sa kê cho trái có hạt thì sẽ gieo hạt cho ra cây giống sa kê từ hạt. Còn cây sa kê cho trái không hạt mà chỉ toàn là tinh bột thì nhân giống chủ yếu từ chiết cành. Trong đó phương pháp trồng cây sa kê bằng cách chiết cành được nhiều người lựa chọn. Nếu dùng phương pháp chiết cành nên lưu ý khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao độ cho đất cao khoảng 20 cm, nhằm giúp thoát nước cho bộ rễ cây.Vì cây giống chiết cành nên bộ rễ ban đầu còn kém phát triển, cần chống úng cho cây. 

Lưu ý khi trồng cây sa kê nơi có khí hậu lạnh thì cho trái ít hơn vùng khí hậu nóng ẩm.

Chăm sóc cây sa kê

Tưới nước đầy đủ cho cây sa kê sau khi trồng, có thể dùng thuốc ra rễ giúp cây phát triển nhanh hơn. Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê phân lân giúp cây đủ dinh dưỡng.

Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK. Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt. Nếu cây sa kê phát triển quá cao khó thu hái trái thì có thể cắt hạ thấp tàn, cây sẽ cho thêm nhiều cành thấp với tán lá trải rộng.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây sa kê

Trồng cây sa kê gặp bất lợi nhất là lúc gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn ngay từ khi cây còn nhỏ.


Có thể bạn quan tâm

Trồng cam mật không hạt VietGAP luôn ổn định đầu ra Trồng cam mật không hạt VietGAP luôn ổn định đầu ra

Ông Phạm Văn Đảo ở ấp Tân Nhơn, xã Tân Thới, huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) có gần 1ha trồng cam mật không hạt cho thu lãi 300 triệu đồng/năm.

26/07/2018
Trồng bông súng không lo lỗ vốn Trồng bông súng không lo lỗ vốn

Điều quan trọng là khi trồng bông súng nông dân không lo sợ lỗ vốn vì chi phí không đáng kể.

27/07/2018
Nuôi vịt siêu trứng không khó Nuôi vịt siêu trứng không khó

Dù không khó song lại đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, do vậy người nuôi cần phải chú ý từ khâu chọn giống đến chăm sóc cũng như cách phòng trừ dịch bệnh…

27/07/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.