Kỹ thuật trồng cây rau Mồng tơi xanh mơn mởn khắp vườn nhà
Kỹ thuật trồng cây rau Mồng tơi cũng đơn giản như nhiều loại rau khác không mất công chăm sóc quá nhiều, bệnh hại cây rất ít và quan trọng là thu hoạch cực ngắn.
Kỹ thuật trồng cây rau Mồng tơi tại nhà cực kỳ đơn giản ai cũng có thể trồng được. Ảnh minh họa
Đúng vậy, kỹ thuật trồng cây rau Mồng tơi không đòi hỏi người trồng phải quá chăm chú hay mất nhiều thời gian làm cỏ, bắt sâu. Bởi đây là loài rau sinh trưởng cực mạnh, lá mẫm và xanh rì trong suốt quá trình sinh trưởng.
Mồng tơi hay mùng tơi có tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae). Đây là loại cây dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5-6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen.
Nhiệt độ
Mồng tơi là cây rau mùa hè, nhiệt độ thích hợp 25-30°C. Cây Mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến vài mét. Nếu làm giàn cho cây chúng còn có thể mọc dài nữa.
Thời vụ
Bạn có thể trồng rau Mồng tơi quanh năm nhưng thích hợp nhất vẫn là những tháng mùa hè. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.
Đất trồng
Mồng tơi là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Kỹ thuật trồng cây rau Mồng tơi
Kỹ thuật trồng cây Mồng tơi chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Hạt mồng tơi dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, trong chậu hay thùng xốp. Sau khi gieo xong để chống kiến, dế hay mối làm hại cây thì bạn nên phủ một lớp rơm mỏng ngoài giúp bảo vệ hạt và cũng là cách để hạt nảy mầm nhanh hơn. Cần tưới nước để giữ ẩm độ, chỉ mất một tuần sau là hạt nẩy mầm.
Để rau Mồng tơi luôn xanh mơn mởn bạn chỉ cần chăm chỉ tưới, bón phân là được. Ảnh minh họa
Phân bón
Trồng cây rau Mồng tơi cũng cần phải bón phân hữu cơ để cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển. Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng. Phân hữu cơ nên trộn với phân lân bón lót, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Đặc biệt lưu ý không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau.
Tuỳ theo từng loại đất, giống, các giai đoạn sinh trưởng của cây mà tính toán lượng phân bón hàng năm cho cây thích hợp. Đặc biệt là các loại phân có hàm lượng chất hữu cơ cao như phân hữu cơ khoáng vedagro dạng viên có hàm lượng hữu cơ 45%; N: 9%; P2O5: 0,3%; K2O: 4,5%, ngoài ra còn có một số dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, axít amin và vitamin.
Thu hoạch
Trồng rau Mồng tơi chỉ mất thời gian ngắn là đã cho thu hoạch. Trước lúc thu hoạch rau 7-10 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.
Rau Mồng tơi là loại rau giải nhiệt mùa hè cực tốt. Nếu kết hợp nấu với hến, ngao hay thịt băm thì món rau này không khiến cho người ăn chán mà còn muốn ăn mãi. Đặc biệt bạn cũng có thể xào với tỏi sẽ vô cùng ngon miệng. Do đó tự tay trồng được vườn rau Mồng tơi sạch tại nhà thực sự là một lựa chọn không tồi trong thời buổi rau ngậm đầy hóa chất độc hại không tốt cho sức khỏe gia đình bạn.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, xu hướng trồng rau bằng thùng xốp ở khu vực nội thành đang rộ lên do chất lượng rau, củ, quả ngoài chợ không đảm bảo. Dưới đây là những kỹ năng trồng cây rau mùng tơi cơ bản nhất.
Mồng tơi hay mùng tơi có tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae). Đây là loại cây dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống.
Mồng tơi không chỉ là loại rau xanh phổ biến và quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, rau mùng tơi còn được biết đến có tác dụng thanh nhiệt trong mùa hè nóng bức. Bởi vậy, lời khuyên hữu ích cho mỗi gia đình nên trồng rau mùng tơi tại nhà để sử dụng nguồn rau bổ ích này.