Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Má
Rau má là cây cho lợi nhuận khá cao, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ (hợp lý nhất là tháng giêng Âm lịch). Mùa khô cần tưới nước thường xuyên. Rau má khá nhạy cảm với thời tiết, môi trường. Sương mù khiến cây vàng úa, cần tưới rửa vào buổi sáng. Những cơn mưa đầu mùa dù lớn hay nhỏ cũng cần tưới nước, rửa axít và tránh môi trường thay đổi đột ngột làm cây hư hỏng. Rau má thích hợp các loại phân vi sinh và phân chuồng.
Chọn giống hợp lý: Hiện có 3 loại giống chủ yếu: giống rau má cọng tím (thân tím, phiến lá hình dạng răng cưa), giống rau má mèo (cây thấp, lá nhỏ, bò sát mặt đất) và giống rau má mỡ (thân to, lá to và xanh mướt, cây cao) là loại cho hiệu quả cao nhất hiện nay.
Làm đất: Không nên lên liếp cao quá dễ bị khô, nên làm theo kiểu cuốn chiếu đưa tầng đất mặt nằm trên mặt liếp là tốt nhất. Sau khi lên liếp, làm rãnh thoát nước giữa liếp và để tiện chăm sóc, lượng vôi bón 150-200 kg, phân chuồng 1 tấn + 2 kg nấm Tricoderma cho 1.000m2. Khoảng cách trồng 15 x 20 cm (3 đến 4 tép/bụi, tưới nước 1 đến 2 lần/ngày vào mùa nắng). Lượng phân vô cơ cho 1.000 m2: Lân 20-30 kg, DAP 25-30 kg, ure 35-40 kg.
Sau thu hoạch lứa đầu bón thêm 1 tấn chuồng đã ủ oai + 1 kg nấm Tricoderma cho 1.000m2. Cần bổ sung các nguyên tố vi lượng cho rau, có thể dùng Polyfeed 19.19.19 có nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng.
Sâu bệnh: Một số sâu bệnh chính trên rau má
Nhện đỏ: Tấn công trên đọt non, chích hút nhựa làm lá nhỏ và dày, cây phát triển kém. Nhện đỏ còn là môi giới truyền bệnh virus. Phòng trị cắt và chôn vùi cây bị bệnh, đồng thời kiểm tra mật số nhện, dùng dầu khoáng SK 99 liều lượng pha 20-25cc/bình 8 lít, Saromite 57 EC liều lượng 8-10cc/bình 8 lít, phun 4 bình/1.000m2.
Sâu ăn tạp: cắn phá lá, thường xuất hiện mùa nắng, phòng trị bằng thuốc Biocin 8000SC, Sapen Alpha, SecSaigon 25EC.
Gỉ sắt: Lúc đầu vết bệnh có màu nâu tím sau chuyển màu vàng liên kết nhau nằm ở mặt dưới lá. Phòng trị: bằng các loại thuốc Carbenzim, nhóm có Mancozeb như Mexyl MZ 72WP, Dipomate 80WP, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh đốm lá: Xuất hiện những đốm màu nâu đỏ đều trên mặt lá, sau đó vết bệnh khô có màu xám, viền ngoài màu nâu, lây lan mạnh ra xung quanh. Phòng trị: Vệ sinh đồng ruộng, chôn vùi những lá bị bệnh, bón phân cân đối, không sử dụng phân bón qua lá lúc rau bị bệnh. Luân phiên sử dụng 3 loại: Alpine 80WDG – Mexyl MZ 72WP – Copforce Blue 51WP cho hiệu quả phòng trừ rất tốt. Bà con sử dụng đúng theo hướng dẫn và đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng thuốc BVTV cho rau.
Có thể bạn quan tâm
Rau má là cây cho lợi nhuận khá cao, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ (hợp lý nhất là tháng giêng Âm lịch)
Dễ trồng và dễ tiêu thụ, cây rau má đã tạo sự đột phá lớn trong phát triển kinh tế của người dân xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Từ ngày chuyển đổi 7 sào đất trồng sắn, lạc, bắp sang trồng rau má, kinh tế của gia đình ông Nguyễn Đình Lâm (thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ), lên như diều gặp gió. “Nhờ cây rau má mà gia đình tôi từ chỗ chạy ăn từng bữa đã có của ăn của để và xây được nhà cửa khang trang”- ông Lâm phấn khởi.
Hiện nay ở nước ta đã nhập khẩu được rau má Tây Phi có năng suất chất lượng cao, đã được trồng ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…
Hiện có 3 loại giống: giống rau má cọng tím (thân tím, phiến lá hình dạng răng cưa), giống rau má mèo (cây thấp, lá nhỏ, bò sát mặt đất) và giống rau má mỡ (thân to, lá to và xanh mướt, cây cao) là loại cho hiệu quả cao nhất hiện nay.
Cách trồng rau má không khó, cây lại có nhiều tác dụng trong y học cùng lợi nhuận lớn và là một loại thức ăn bổ dưỡng hàng ngày nên cây rau má được trồng ở nhiều nơi. Bạn cũng có thể trồng rau má ngay tại nhà mình với thùng xốp, hãy cùng tìm hiểu cách trồng rau má nhé.