Kỹ thuật trồng cây Hoàn Ngọc - thần dược trị nhiều loại bệnh tại nhà
Kỹ thuật trồng cây Hoàn Ngọc không phải ai cũng có thể áp dụng đúng để đạt được thành quả như mong muốn bởi dù rất dễ trồng nhưng nếu không biết cách chăm sóc thì cây cũng rất dễ còi và chết.
Kỹ thuật trồng cây Hoàn Ngọc làm thuốc tại nhà là một sự lựa chọn sáng suốt cho gia đình. Ảnh minh họa
Công dụng nổi trội nhất của cây Hoàn Ngọc là khả năng giải độc tốt. Trong khi đó, hiện nay, khi cuộc sống thường nhật đối diện với nhiều nguy cơ gây ngộ độc cao từ những thực phẩm không đảm bảo an toàn thì việc áp dụng kỹ thuật trồng cây Hoàn Ngọc ngay tại nhà luôn là giải pháp tối ưu.
Giống cây Hoàn Ngọc
Hiện có hai loại cây Hoàn Ngọc là đỏ và trắng. Không giống như 1 số lời đồn đại là chỉ có 1 loại Hoàn Ngọc có thể chữa bệnh mà trên thực tế cả hai loại này đều tốt song cần phụ thuộc xem bạn bị bệnh gì để chọn loại hoàn ngọc cho phù hợp.
Kỹ thuật trồng cây Hoàn Ngọc
Hoàn Ngọc là loại cây quý nhưng không hiếm, nó rất dễ sống, không kén thời tiết, chỉ cần vài nhánh cây nhỏ cắm xuống vườn thậm chí nếu nhà không có nhiều đất, chỉ cần tận dụng góc ban công nhỏ với 1 vài chậu cảnh cũng có thể trồng được cây thuốc quý này. Bạn chỉ cần cắt 1 vài cành hoàn ngọc già rồi cắm xuống đất, hằng ngày tưới nước cho cành thì chỉ khoảng 2 tháng sau chúng sẽ phát triển thành cây xanh tốt.
Trồng cây Hoàn Ngọc phải lưu ý khi cây đã bén rễ và rồi mọc thành nhánh dài, có thể ngắt cành nhánh để nhân ra. Nếu như là Hoàn Ngọc đỏ, cây có thể nhanh chóng cho ra nhiều cành rồi có thể tự mọc lan ra. Không cần có chăm sóc bằng phân bón nhưng khi mới trồng thì cần che nắng và giữ độ ẩm, tạo điều kiện tốt nhất cây phát triển.
Cách chăm sóc cây Hoàn Ngọc
Sau khi trồng, thường xuyên tưới nước hàng ngày cho cây vào buổi sáng và buổi chiều. Khi cây bén rễ thì bón thúc. Cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì lá sẽ nhanh tốt.
Thu hoạch cây Hoàn Ngọc
Là cây trồng rất nhanh cho ra lá nên thời gian thu hoạch cũng rất nhanh chỉ sau khi trồng 20 - 30 ngày là chúng ta có thể thu hoạch lá để dùng. Cây Hoàn Ngọc là cây lâu năm, mỗi gia đình chỉ cần trồng từ 1 – 2 khóm là đã đủ dùng.
Kỹ thuật trồng cây Hoàn Ngọc tương đối đơn giản.
Tác dụng chữa bệnh của cây Hoàn Ngọc
Cây Hoàn Ngọc thuộc dạng cây bụi, cây cao từ 0,6 đến 1,5m, sống lâu năm. Lá của cây Hoàn Ngọc có vị chát, hơi chua, thường dùng ăn kèm với cá thịt rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh đầy bụng, sôi bụng và đau bụng.
Khi bị đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu có thể lấy cây phơi khô sắc lên uống. Ngoài ra, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu có tác dụng cầm máu cực tốt.
Ngoài ra, cây Hoàn Ngọc có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng Hoàn Ngọc trắng, ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 8 đến 10g. Dùng liền 2 tuần lễ.
Cách dùng vô cùng đơn giản, có thể ăn lá tươi hoặc dưới dạng trà lá khô, hoàn ngọc khẳng định rất tốt để xử lý các vấn đề đường ruột cho cả nhà, từ già đến trẻ. Nếu không có tiền mua thuốc, hoặc không muốn dùng tây dược thì đều không nên bỏ lỡ món quà thiên nhiên giản dị mà vô giá này.
Trong dân gian thường có thói quen dùng lá tươi cây Hoàn Ngọc để chữa bệnh. Tuy nhiên, do lá cây này mang tính hàn nên dùng nhiều sẽ gây lạnh tỳ. Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng lá tươi một cách tùy tiện mà phải đúng liều lượng. Mặt khác, có thể người dùng còn nhầm lẫn cây Hoàn Ngọc với một số cây có hình dạng tương đồng.
Chẳng hạn như cây Hoàn Ngọc dương hoặc nhớt tím, Hoàn Ngọc đỏ (vì ngọn, lá non và thân có màu đỏ tía). Hay một loại cây khác mà Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký hội Dược liệu TP. HCM, cũng cho rằng dân gian đã nhầm lẫn là hoàn ngọc. Cây này có lá dài, màu xanh đậm, thân bò, cao trên 1m.
Những cây này tương đối giống Hoàn Ngọc nhưng chưa được nghiên cứu khoa học về công dụng và độc tính. Cây Hoàn Ngọc chính hiệu được xác định tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Wall) Radlk, thuộc học Ô rô (Acanthaceae), tên chính thức là xuân hoa. Hoàn Ngọc thật được định dạng là lá có hình xoan nhọn, ngắn, màu xanh nhạt, thân đứng, cao khoảng 0,5 – 1m.
Có thể bạn quan tâm
Trần Thanh Tiền Tiền đầu tư hơn 50 triệu đồng cho hệ thống nhà lưới và nhà màng, hệ thống tưới nước tự động, tưới nhỏ giọt
Kỹ thuật trồng hoa giấy trên ban công không hề khó, cách chăm sóc cũng khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian.
Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm… tỷ lệ hại thấp; chuột, ốc bươu vàng hại tăng... Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 23 – 29/1)