Trang chủ / Rau củ quả / Cà tím

Kỹ thuật trồng cà tím

Kỹ thuật trồng cà tím
Tác giả: dophyvn
Ngày đăng: 22/09/2016

b) Điều kiện đất đai: Cà tím không kén đất, nhưng thích đất ít sét nhiều mùn, lại kỵ đất nhiều chất hữu cơ chưa hoai. Đất phù sa, đất xám, đất đỏ đều trồng cà tím được miễn xopps và không úng nước. Độ pH thích hợp là 5,5-6,8`.

Kỹ thuật canh tác:

a) Làm đất: Đất phải cày sâu 25-30cm, bừa cho nhuyễn và làm sạch cỏ, rễ cây, đá sỏi. Đào lỗ sâu 20cm, rộng 40cm. Nên khử độc đất bằng thuốc DDT 1kg (tỷ lệ 1/300) tưới đều lên đất sau khi cày và làm cỏ. Sau đó nên bón lót 0,5kg/ha dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi.

b) Cách trồng:


Trồng cà nâu bằng cách gieo hạt ở liếp ương, lên cây con cao độ 15cm rồi đem trồng ra đất. Để có đủ cây con trồng 1 mẫu cà, dùng 200g hạt giống gieo trên 50m2 liếp ương. Phải làm đất liếp ương cho thật kỹ, trộn 4kg phân chuồng hoai mỗi thước vuông. Gieo xong phủ lên hạt giống 1 lớp đất nhuyễn 1cm. Chừng 1 tháng sau, cây con lên cao được khoảng 15cm, thì có thể bứng đem đi trồng ra đất. Trước đó vài tuần, nên tỉa bớt cây con mọc yểu ở liếp ương, để cây con lại được mập mạnh. Cà nâu mau bén rễ, nên bứng cả bầu để cây không mất sức. Trồng mỗi lỗ một cây, khoảng cách như sau:

- Mùa mưa, cây cách nhau tứ phía 50cm x 50cm (mỗi mẫu có 30.000-35.000 cây).

- Mùa nắng, cây cách nhau 50cm, hàng này cách hàng kia 1m (mỗi mẫu có khoảng 20.000 cây).

Trồng vào buổi chiều khi trời mát. Sau khi trồng tưới thật ướt.

c) Mùa trồng: Cà nâu có thể trồng suốt năm, và trồng nhiều nhất vào tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Ở Hậu Giang, Phan Rang thường trồng cà vào cuối tháng 3 và cuối tháng 9.

d) Chăm sóc: Mùa nắng tưới cà mỗi ngày 1 lần, lúc sáng sớm hay chiều hết nắng và tủ gốc bằng rơm hay cỏ khô cho im. Trồng mùa mưa, phải khai cho rõ nước. Bị ngập nước 24 giờ, cà sẽ chết. Ngoài ra cũng cần làm cỏ xới đất và vun gốc 3 lần, thêm cắt tỉa.

e) Phân bón:

Công thức 1: Trộng 1-2kg phân chuồng hoai với đất bỏ mỗi lỗ thước khi trồng 3-5 ngày. Ngoài ra nên bón thêm mỗi mẫu 400kg Ammophosko chia 3 lần:

- Lần thứ nhất: 100kg sau khi trồng 20 ngày.

- Lần thứ hai: 100kg sau lần thứ nhất 20 ngày.

- Lần thứ ba: 200kg sau lần thứ hai 20 ngày.

- 0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi

Phân rắc hai bên hàng cà rồi làm cỏ, tủ lên.

Công thức 2:

- 300kg nitrat sút.

- 400kg supe phốt phát.

- 200kg clorua bồ tạt.

- 0,5kg/ha dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi.

f) Sâu bệnh:

- Sâu đất: Bướm màu nâu sậm, đẻ trứng rải rác hoặc từng khối thành sâu rồi làm nhộng dưới đất. Ban ngày trốn dưới đất, tối lại chui lên cắn phá ngọn, cành, cuống, trái hay gốc cây non. Phòng ngừa bằng cách khử độc đất như đã nói trên. Để trừ loại sâu này, dùng 1kg DDT 75% (tỷ lệ 1/300) tưới đều lên cây và gốc, khi cây lên được 2 tuần. Xịt hai bên bờ 10 ngày 1 lần.

- Sâu rừng: Sâu đẻ trứng mặt dưới lá. Nó có màu xanh vân trắng, có sừng ở đốt sau cùng, làm nhộng dưới đất. Để trừ khử dùng Dieldrin 50% (tỷ lệ 1/300) xịt đều lên cây lá mỗi tuần 1 lần.

- Bọ rùa: Trị như trên.

- Ốc sên: Dùng thuốc Metadex hay Arione. Các hiệu bán thuốc sát trùng còn có nhiều thứ thuốc khác cũng công hiệu.

- Bệnh: Bệnh nấm làm cho khô héo lá từ ngọn. Bổ đôi cây bệnh ra thấy mạch quản có màu vangf hoặc nâu rỉ nước nhớt. Nên nhổ cây bệnh đem đốt đi và rắc vôi nơi chỗ đó. Bệnh nhẹ hoặc ngừa bệnh thì dùng thuốc có chất phèn xanh hay thiết.

g) Giống cà tím:

- Cà màu xanh nhợt, trái hơi tròn, dài khoảng 10cm trồng được quanh năm.

- Cà màu nâu sậm, trái dài 15-25cm.

- Còn có loại cà trái tròn màu trắng gọi là cà dĩa thường chỉ trồng vào mùa nắng, cũng có loại cà dĩa tím. Cà dĩa trắng dày cùi và dòn hơn cà tím. Cà dĩa có rất nhiều hạt. Mỗi trái đôi khi có khoảng 1.000 hạt. Đồng bào thượng hay trồng cà dọc xanh, nấu chín ăn còn nghe hơi đắng.

- Ngoài ra còn có cà pháo trái tròn thường muối với mắm. Có 3 giống cà pháo:

+ Cà pháo tím.

+ Cà pháo nghệ trắng.

+ Cà thường niên trắng.

Cà nghệ nhất là cà thường niên được trồng nhiều hơn hết. Cách trồng như cà nâu. Cà thường niên có trái suốt năm. Cách 20 ngày hái 1 lứa, quá lứa cà già không dùng được. Thời gian tăng trưởng và thu hoạch cà thường niên rất dài nên phải bón phân và bổ sung dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi đầy đủ và đừng quên tro bếp khi trồng cà ở cao nguyên.

Thu hoạch cà tím:

Có thể bắt đầu thu hoạch khoảng 2 tháng đến 2 tháng rưỡi sau khi trồng. Cứ 3 ngày hái cà 1 lần và cứ như vậy kéo dài 4-5 tháng. Năng suất trung bình mỗi mẫu cà khoảng từ 30-40 tấn trái.


Có thể bạn quan tâm

Trồng cà chua ghép gốc cà tím ở Long An Trồng cà chua ghép gốc cà tím ở Long An

Việc phổ biến kỹ thuật ghép gốc cà tím với cà chua để kháng bệnh và chịu ngập úng đến nông dân Long An là cách giúp bà con tạo thói quen dùng giống cây sạch bệnh. Thời gian trồng cũng rút ngắn được khoảng 55 ngày so với cây gieo hạt.

22/09/2016
Kỹ thuật trồng cây cà tím Kỹ thuật trồng cây cà tím

Lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 là 30 – 40kg. Hạt cần được xử lý bằng nước nóng 54 độ C trước khi gieo hoặc bằng một trong các loại thuốc: Rovral, Aliete, Zineb… Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.

22/09/2016
Kinh nghiệm ghép cà chua trên gốc cà tím Kinh nghiệm ghép cà chua trên gốc cà tím

Trồng cà chua trên gốc ghép cà tím có thể tận dụng được bộ rễ khoẻ mạnh của cà tím, kháng được nhiều loại sâu bệnh hại rễ, cho phép trồng trong vụ sớm, vụ muộn và vụ hè, bán được giá, cho thu nhập cao. Xin giới thiệu kinh nghiệm ghép cà chua trên gốc cà tím.

22/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.