Kỹ thuật trồng bồ công anh vừa trang trí nhà cửa vừa làm thuốc quý
Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, trang trí sân vườn thi cây bồ công anh còn có tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, chữa bệnh đau dạ dày, ăn kém tiêu…
Cây bồ công anh.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây bồ công anh. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Nên chọn chậu có đường kính từ 40cm - 50cm để cây phát triển tốt, vì lá của bồ công anh nằm rạp xuống mặt đất khi cây lớn và đường kính bao phủ của lá cây trung bình khoảng 45cm diện tích đất. Chậu tối ưu thì phải là loại chậu có đường kính 60cm trở lên.
Đất trồng
Cây bồ công anh không quá kén đất và có thể phát triển tốt trên nhiều nền đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Hạt giống bồ công anh.
2. Chọn giống và trồng cây
Cây bồ công anh thường được nhân giống bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản.
Hạt giống bồ công anh rất dễ nảy mầm nên bạn không cần ngâm ủ mà có thể gieo trực tiếp vào dụng cụ trồng. Trước khi gieo, nên dùng kéo cắt bớt lông trên hạt để tránh việc bị gió thổi bay.
Gieo hạt giống vào chậu, khoảng cách là 15cm (nếu có điều kiện thì khoảng cách trên 25cm là tốt nhất). Khi gieo hạt vào chậu, dùng 1 ít đất phủ nhẹ lên hạt, rồi tưới nước vào chậu.
Cây bồ công anh trồng trong chậu. Ảnh minh họa.
3. Chăm sóc
Vào mùa khô, thường xuyên tới tưới giữ ẩm cho cây. Tới mùa mưa, chú ý công tác thoát nước để tránh tình trạng cây chết vì úng.
Sau khi trồng húng chanh được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Sau đó cứ khoảng 20 - 30 ngày bón đợt tiếp theo. Ngoài việc bón phân, bạn cũng phải chú ý tới việc làm cỏ cho cây.
Cây hoa bồ công anh.
4. Thu hoạch
Khi cây ra hoa, bạn có thể dùng kéo cắt hoa về cắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu hái cả lá, rễ và thân của cây về phơi khô để làm dược liệu.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài việc được dùng để chiến biến nhiều món ăn ngon thì bông so đũa còn có tác dụng chữa cảm cúm, hạ đờm suyễn, ho ngứa cổ, dễ tiêu hóa, trị viêm ruột…
Từ kỹ thuật của nhà vườn, kết hợp những kỹ thuật nghiên cứu của các nhà khoa học cùng với kinh nghiệm sản xuất sẽ cho trái cây đạt năng suất, chất lượng, bán đư
Cải mầm đá có lẽ là cái tên khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại rau này lại có nhiều tác dụng như bồi bổ xương khớp