Kỹ thuật nuôi vẹm xanh
Vẹm vỏ xanh trở thành nguồn thực phẩm không thể thiếu của các gia đình ngư dân ven biển.
Vẹm vỏ xanh dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, rất phù hợp cho nuôi hộ gia đình.
Tuy nhiên, nghề nuôi vẹm ở nước ta còn mang tính tự phát của ngư dân ven biển, nguồn giống chủ yếu thu ngoài tự nhiên, trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng còn rất thô sơ.
Cho nên nghề nuôi này chưa được phát triển đúng mức.
1. Nguồn giống
- Bãi lấy giống
Bãi lấy giống được lựa chọn thường là những nơi có vẹm trưởng thành sinh sống, nơi có nguồn nước chảy nhẹ, ấu trùng không bị phân tán xa, chất đáy tốt.
Nơi có dòng nước chảy mạnh, việc thả vật bám thu con giống sẽ gặp nhiều khó khăn, mặt khác ấu trùng phù du cũng không thể sống ở những nơi có dòng nước chảy mạnh.
Do đó, lựa chọn bãi lấy giống còn phải dựa trên tập tính sống của ấu trùng, tầng nước phân bố của nó.
- Mùa vụ lấy giống
Mùa vụ lấy giống phụ thuộc vào mùa vụ sinh sản của vẹm xanh, khả năng vớt giống phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm.
Thông thường, mùa vụ vớt giống diễn ra vào mùa vụ đẻ rộ nhất của vẹm trưởng thành.
Vẹm đẻ rải rác quanh năm khoảng từ tháng 6 đến tháng 2 năm sau, rộ nhất vào tháng 10 - 12.
Do đó có thể xác định thời điểm thu con giống đạt cao nhất.
- Phương pháp vớt giống
Vẹm cũng như các loài nhuyễn thể khác, sau thời gian sống phù du, ấu trùng chuyển sang giai đoạn sống bám.
Như vậy, khoảng 15 ngày sau khi xác định được thời điểm đẻ rộ nhất của vẹm thì tiến hành thả vật bám.
Vẹm có khả năng bám lên tất cả các loại vật bám như: tre, nứa, đá..., tuỳ theo nguyên liệu làm vật bám, địa điểm thả vật bám mà có các phương pháp lấy giống khác nhau:
+ Căng dây
Sử dụng các loại dây thừng to có phi ¢ = 3,5 cm căng trên các cọc gỗ cắm dưới nước.
Tuỳ theo mức nước hay tốc độ dòng chảy của từng vùng thả vật bám mà hình thành nên các phương pháp căng dây khác nhau: căng dây ngang song song với mặt đáy, căng dây theo hình chóp nón.
Để tăng thêm diện tích bám cho vẹm xanh, trên các dây thừng cứ 30cm buộc một bó xơ dừa hoặc cách 15cm buộc một nút trên mỗi nút là xâu 2 sợi dây thừng dài 20cm sau đó xé thành các sợi nhỏ.
Ngoài ra, có thể dùng vật bám là vỏ điệp Placuna placenta, vỏ hầu Crassostrea sp., xâu vào các dây thép 12 hoặc dây thừng ệ = 0,3 - 0,5cm thành từng chuỗi dài 1,2 - 1,5 m treo dưới các ống phao nổi ở bãi giống nơi xác định có ấu trùng vẹm phân bố.
+ Cắm cọc
Dùng tre hoặc nứa có chiều dài khoảng 2m cắm riêng rẽ hoặc thành từng cụm từ 3 – 5 cọc.
Cọc được cắm thành từng dãy ở vùng triều thấp nơi có nhiều ấu trùng vẹm phân bố.
Để tăng thêm diện tích bám cho ấu trùng có thể dùng các sợi dây thừng quấn quanh các cọc.
Ngoài ra, có thể dùng các cọc tre dài khoảng 3m đóng cố định xuống nền đáy, khoảng cách giữa các cọc là 2 - 2,5m.
Dùng dây thừng căng trên 2 cọc và treo các tấm mành tre có kích thước 1,5 x 0,5 m, mỗi điểm có thể treo 2 - 3 tấm mành liên tiếp nhau.
+ Thả đả
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều ở những khu vực nước nông gần bờ, độ trong lớn, chất đáy chủ yếu là đá.
Sử dụng các viên đá có kích thước vừa phải, bề mặt ráp, hoặc có thể sử dụng ngay các viên đá có sẵn ở tầng đáy để làm vật bám cho vẹm.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo - Phần 2
Có nhiều phương pháp nuôi khác nhau như cọc bê tông, cọc gỗ, treo băng bè hoặc dây treo… Nuôi treo bằng phao hoặc bằng bè được sử dụng rộng rãi vì phù hợp ở những vùng có sóng gió, dễ di chuyển và thao tác.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió - Phần 2