Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chim trĩ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 4

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 4
Tác giả: HTV
Ngày đăng: 01/08/2016

2.2. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng nuôi

Trước khi đưa chim vào nuôi dù quy mô lớn hay nhỏ cần phải chuẩn bị mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: lồng úm, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng, tiêu độc khử trùng và chọn người nuôi.

Mật độ nuôi và úm chim non trong chuồng nhỏ:

o       Chim 0 – 30 ngày tuổi : 40 - 15 con /m2:

o       30 – 60 ngày tuổi : 12 – 6 con / m2

o       60 – 90 ngày tuổi : 4 – 2 con /m2

o       Sau 90 ngày tuổi có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con /m2

Lồng úm nuôi giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi:

Lồng úm và dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi đưa chim vào nuôi 15 – 20 ngày và phải được xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch, tường, nền được quét nước vôi đặc nồng độ 40%.

Sau đó để khô phun tiêu độc bằng xút 2% (NaOH) với liều 1 lít/m2 hoặc bằng các loại thuốc sát trùng khác như Foocmol 3% phun 2 – 3 lần.

Trước khi thả chim Trĩ vào nuôi 1 – 2 ngày phun tẩy uế lại bằng Formalin 3% và đóng kín cửa.

Sau khi phun 5h mở cửa cho thông thoáng bay hết mùi thuốc sát trùng rồi mới thả chim.

Nếu như chồng trại xây mới thì có thể chỉ dùng thuốc sát trùng Virkon®S của hãng Bayer: pha 100g với 10 lit nước, phun 300ml/m2, phun toàn bộ trại bao gồm nền, tường, bồn ăn uống, không khí, giày ủng.

Hầu hết các kiểu úm gia cầm đều phù hợp cho việc úm chim Trĩ.

Trong thời gian úm gột, để tập trung nguồn nhiệt tránh gió lùa sử dụng lồng úm.

Kích thước Lông úm nuôi: Chiều cao (H) 40 – 50 cm; Chiều dài (L) 1,0 – 1,2 m; Chiều rộng (W) 0,7 – 0,9 m.

Xung quanh được đóng bằng gỗ ép hoặc cót ép, phía trên làm bằng lưới ô nhỏ để tránh chim bay, cửa lồng có thể nằm ở phía trên tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.

Lồng này dùng để úm chim non trong 28 – 30 ngày đầu, mỗi lồng như vậy có thể úm từ 50 – 80 chim.

Chuồng nuôi giai đoạn 5 – 12 tuần tuổi:

Giai đoạn này chim Trĩ được nuôi thả ra nền chuồng bê tông để rải trấu hoặc phôi bào với độ dày 5 – 8 cm, có khu đổ cát để chim tắm cát.

Chim Trĩ được thả ra ngoài nhằm cho chim vận động, nhưng phải có lưới quây để cho chim khỏi bay đi.

Bên ngoài lớp lưới của sân chơi có thể phủ lên những cành cây giúp cho môi trường sống giống với các điều kiện tự nhiên.

Giai đoạn này một chim cần 0,5 m2 tổng diện tích sàn bên trong chuồng nuôi, và 2 m2 diện tích nền bên ngoài được dùng cho việc vận động. Sau quá trình ấp, chim trĩ có thể được nuôi khép kín, nhưng cần thiết phải có nơi cư trú đầy đủ.

Sân chơi được rào kín bằng lưới để ngăn chim thoát ra ngoài.

Để ngặn chặn việc bay mất, kẹp lông cánh khi chúng 4 tuần tuổi hoặc cắt lông cánh ngay ban đầu.

Chim trĩ rất dễ kích thích và bay rất tốt, vì vậy chúng nên được nhốt trong chuồng nuôi hoặc các bãi rào được bao bọc cẩn thận.

Nếu chúng có thể thoát ra ngoài sau khi sợ hãi, chúng có thể bay rất xa và mất.

Giai đoạn sau 12 tuần tuổi:

Ở giai đoạn này có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1 – 2 con/m2.

Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim.

Nếu tốn kém trong việc chia chuồng ra nhiều ô nhỏ thì có thể chọn phương án nuôi tập trung (quần thể).

Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40, lưới mắt cáo.

Trên lóc sử dụng các loại tấm lợp po - ximăng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương, miễn sao đảm bảo chim không thoát ra ngoài.

Nền chuồng được dải một phần hoặc toàn bộ cát, sử dụng loại cát vàng, để chim tắm cát và làm ổ đẻ.

Phần còn lại có thể sự dụng bằng nền betông, hoặc trồng cỏ trong khoảng sân chơi.

Mái che có thể lợp toàn phần hoặc bán phần miễn sao đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông.

Với các địa phương khu vực phía bắc thường có rét đậm rét hại vào mùa đông, hoặc sương muối, nên che chắn cẩn thận toàn bộ chuồng nuôi bằng vải bạt và thắp điện sưởi để tránh rét cho chim.

Với các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên khí hậu nóng ấm quanh năm hạn chế phải che phủ chuồng trại hơn, tuy nhiên nên lưu ý đến các đợt mưa tạt, gió lùa vì đây là những thời điểm chim rễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, cầu trùng, tụ huyết trùng, thương hàn,...

Lưu ý: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2-3 lần/tuần.

Phun thuốc khử trùng Virkon S định kỳ 1 lần/tuần, tăng cường khi có dịch hoặc khí hậu ẩm ướt.

Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi nilon trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến thủng diều, chết.

Làm chuồng cho chim lớn :

Lên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim :

Nếu làm chuồng mới để nuôi chim sinh sản có thể thiết kế theo kích thước khung cơ bản sau:

Cao (H) 2,5 – 2,8 m, Dài (L) 6 m, Rộng ngang (W): 3,5 m.

Với diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 20 -25 cá thể chim bố mẹ sinh sản, hoặc 30 - 40 cá thể chim hậu bị.

Lưu ý : Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần/tuần .

Phun thuốc khủ trùng định kỳ.

Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc , nhọn , sợi ninong trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến tủng diều, chết.

 

 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 1 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 1

GIỚI THIỆU CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ

01/08/2016
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 2 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 2

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 2

01/08/2016
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 3 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 3

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 3

01/08/2016