Kỹ thuật nuôi tép cảnh trong bể kính sắc mầu rực rỡ ngắm cả ngày không chán
Kỹ thuật nuôi tép cảnh tưởng đơn giản nhưng khá phức tạp từ khâu làm bể, chăm sóc hay cho chúng ăn cũng đều phải hết sức cẩn thận.
Không chỉ riêng cá cảnh mà hiện nay tép cảnh hay tôm cảnh nước ngọt cũng được nuôi trong hồ thủy sinh rất nhiều. Tép cảnh có nhiều loại và màu sắc đẹp sẽ khiến người nuôi mê mẩn mỗi khi ngắm nhìn. Tuy nhiên để tạo được một bể tép cảnh như ý muốn thì cần phải nắm vững các bước kỹ thuật nuôi cơ bản.
Chọn mua tép
Để sở hữu những con tép cảnh đẹp, khỏe mạnh thì khâu chọn giống phải đặt lên hàng đầu. Trước hết cần chọn tép bộ giáp cần màu sắc đều đặn, không có điểm lạ là chấm đen hoặc nâu. Khi mua cũng phải chăm chú để ý cách chúng bơi và tìm mồi nếu nhanh nhẹn mới chọn.
Thiết kế hồ tép
Để nuôi được tép cảnh cần phải có hồ bơi tối thiểu từ 20 đến 40 lít, một cái sưởi để giữ nhiệt độ chuẩn cho tép đẹp và sinh sản và một hệ thống lọc tuần hoàn.
Đặt nhiệt độ
Tép là loại chịu lạnh cực giỏi nhưng chịu nóng yếu vì thế nên cắm 1 cái đo nhiệt độ và để nhiệt độ từ 24 – 27 độ để đảm bảo tép khỏe, giữ màu đẹp và đẻ mắn.
Môi trường sống
Hồ thủy sinh là môi trường sống rất tốt cho tép dễ sinh sản, khi đã thích ứng sẽ phát triển nhanh. Nên cho rêu và dương xỉ vào hồ nuôi tép cảnh vì những loại cây này thích hợp và chúng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để tép phát triển, ngoài ra cây cối cũng là nơi để tép con lẩn trốn và tép mới lột xác, khi đó vỏ tép rất mềm và yếu, dễ bị cá và tép khác làm hại.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc tép cảnh
Trước tiên khi mua tép về bạn cần cho nguyên túi đựng tép vào trong bể ngâm 15 phút, dùng 1 cái kẹp để kẹp vào thành bể, cứ 5 phút thì cho 1 bát nước từ bể vào trong túi, sau 3 lần như thế thì để nghiêng túi ra và cho tép chủ động bơi ra khi thấy phù hợp, không nên đổ ụp tép ngay khi vừa mang về để tránh tép bị sốc nước.
Dinh dưỡng chính của tép là rêu và thực vật. Ngoài ra, thức ăn bổ trợ là viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu…..lâu lâu bổ sung rêu hại.
Muốn tép cảnh mau lớn nên cho ăn nhiều, nhưng khi tép cảnh ăn xong phải hút những thứ còn lại ra tránh bị sán và ô nhiễm nước. Sau đó cứ 1 tuần thay 10% nước, thay bằng nước máy trực tiếp. Nếu bể bị dính nhang muỗi, thuốc xịt muỗi, tép bị ngộ độc sẽ có hiện tượng chạy vòng vòng, chui vào 1 góc, bơi lên rồi rơi xuống. Ngay lập tức xục khí oxy và thay nước liên tục và châm vi sinh giải độc.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, người nuôi tôm công nghiệp ở huyện Năm Căn đang chuyển dần từ hình thức nuôi tôm thâm canh sang siêu thâm canh.
Mô hình là hoạt động của dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi”
Người dân ở thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang tất bật cải tạo ao đìa để kịp lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2018.