Trang chủ / Hải sản / Nghêu

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 5

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 5
Tác giả: TSNT
Ngày đăng: 23/08/2016

4. Quản lý và chăm sóc bãi nuôi

Ngao là loài ăn lọc, thức ăn của chúng là các động, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ trong môi trường nước cho nên không cần cho ăn trong quá trình nuôi.

Tuy nhiên, ngao là đối tượng rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường như: ngọt hóa, nhiệt độ nước quá cao > 32oC kéo dài nhiều ngày, nguồn nước bị ô nhiễm: nước thải của các hoạt động công nghiệp, hóa chất tẩy rửa từ ao nuôi tôm công nghiệp… đều gây hiện tượng chết hàng loạt ở ngao nuôi.

Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi ngao phản ứng lại bằng cách trồi lên mặt đáy, chúng tiết ra chất nhầy trong suốt như agar, các bọt khí trong quá trình hô hấp bám vào đó tạo thành một cái dù nâng ngao lơ lửng trong nước và được sóng gió đưa đi nơi khác, đó là một cách vận chuyển thụ động của ngao.

Khi thấy hiện tượng ngao trồi lên bề mặt đáy thì nhanh chóng có biện pháp di chuyển kịp thời.

Do đó việc quản lý trong quá trình nuôi là ngăn chặn kịp thời không cho ngao đi mất.

Trong quá trình chuẩn bị bãi nuôi, việc căng các dây cước sát mặt đáy nhằm mục đích cắt túi nhầy để ngao rơi xuống bãi.

Khi nước triều rút, nhặt bỏ các rác thải, vỏ ngao chết trong bãi.

Thường có hiện tượng chết hàng loạt ở ngao nuôi, do vậy loại bỏ ngao chết nhằm làm giảm ô nhiễm bãi nuôi.

5. Thu hoạch

Sau 15 tháng nuôi trở lên có thể tiến hành thu hoạch.

Mùa vụ thu hoạch ngao  chú ý đến chất lượng sản phẩm và thời gian bảo quản.

Thu vào mùa xuân và mùa thu dễ bảo quản hơn mùa hè (nhiệt độ cao).

Mùa thu hoạch ngao thích hợp nhất vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu, là thời điểm trùng hợp với mùa vụ sinh sản của ngao.

Phương pháp thu hoạch ngao:

- Thu bằng các cọc gỗ: nhờ đặc tính hướng cọc gỗ của ngao, dùng các cọc gỗ có đường kính 4-5cm, dài 50-70cm đóng trên mặt bãi, các cọc đóng cách nhau khoảng 1,5m.

Sau 1 thời gian ngao sẽ tập trung ở xung quanh cọc gỗ với bán kính khoảng 30cm, lúc này tiến hành thu rất dễ.

- Dùng con lăn đá, lăn qua lại trên bề mặt bãi, ngao ở phía dưới do bị ép sẽ phun nước lên, từ chỗ có phun nước có thể bắt ngao.

Tuy nhiên nếu ngao nuôi có mật độ cao thì thu hoạch theo phương pháp này thường không hiệu quả, thời gian thu phải kéo dài.

- Khi nước triều rút gần cạn, dùng chân đạp nước, do sức ép của dòng nước ngao sẽ trồi lên mặt bãi.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 2 Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 2

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 2

23/08/2016
Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 3 Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 3

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 3

23/08/2016
Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 4 Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 4

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 4

23/08/2016