Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng
I. Chọn con giống
Chọn con giống là công việc hết sức quan trọng, vì con giống tốt thì nó thì nó nhanh lớn và phát triển tốt. Nên chọn con điển hình về giống, nhanh nhẹn, lưng thẳng, bụng thon gọn, chân đi vững chắc, nếu chọn con cái về gây giống cần chú ý bầu vú có 12 vú đều nhau; chọn con đực về gây giống cần chọn con có dịch hoàn phát triển cân đối, có tính hăng, cần chú ý không chọn con cùng huyết thống với con cái để phối giống trực tiếp nhằm tránh hiện tượng đồng huyết.
II. Kỹ thuật làm chuồng trại
Làm chuồng trại nuôi heo rừng rất đơn giản, tuy nhiên cũng phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của heo rừng để bố trí chuồng trại.
- Chuồng trại heo rừng nên chọn chỗ đất cao và thoát nước tốt để nuôi. Chỗ nuôi nên có nguồn nước sạch, không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú và giữ được độ ấm thích hợp cho heo rừng.
-Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.
-Cũng có thể nuôi heo rừng theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. Ta có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì heo rừng hay đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50-100m2 (tùy theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20-30m2 nuôi khoảng 4-5 heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40-50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10m2. Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2-3%... đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa...
-Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (2 đực/8 cái) cần có 3 vườn nuôi. Hai vườn nuôi heo cái sinh sản, mỗi vườn rộng 50-100m2 trong đó có 2 chuồng nuôi, mỗi chuồng rộng 20-30m2. Một vườn nuôi heo đực giống rộng 40-50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10m2...
III. Thức ăn và khẩu phần thức ăn
1. Thành phần thức ăn
Thức ăn của heo rừng gồm thức ăn thô xanh (các loại cỏ, cây, mầm cây, rễ cây ), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả), thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm... Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn...
Khẩu phần thúc ăn cho heo rừng thông thường: 70% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 30% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu... Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2-3 kg thức ăn các loại.
Thức ăn cho heo rừng, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g... đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20- 25 gam/con/ngày.
Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy...
Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống...
2. Các công thức phối trộn thức ăn
Tuỳ điều kiện chăn nuôi của hộ và loại nguyên liệu sẵn có của địa phương để phối trộn thức ăn sao cho vừa cân đối dinh dưỡng lại vừa hạ giá thành sản phẩm lợn hơi xuất chuồng, sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số công thức để hộ chăn nuôi tham khảo:
Nguyên liệu (Kg) | Tỷ lệ phối trộn theo khối lượng lợn (Tính cho 100 kg thức ăn) | |||||||||||||
10 – 30 kg | 31 – 60 kg | 61 kg trở lên | ||||||||||||
CT1 | CT2 | CT3 | CT1 | CT2 | CT3 | CT1 | CT2 | |||||||
Bột ngô | 33 | 23,5 | 42,5 | 28 | 44 | 31,5 | 26,8 | 45 | ||||||
Bột sắn | - | 10 | 8 | 10 | - | 16 | 21 | 10 | ||||||
Tấm | 33 | 27 | 18 | 10 | 17 | - | 5 | 15 | ||||||
Cám gạo | 5 | 8 | - | 24 | 15 | 23 | 25 | 9,5 | ||||||
Bột đậu tương | 13 | 17 | 18 | 25,5 | 13,5 | 27 | 17 | 12 | ||||||
Khô dầu lạc | 9 | - | 7 | - | 5,5 | - | 3 | 4 | ||||||
Cá khô hoặc bột cá | 4,5 | 5 | 5 | - | 3 | - | - | 2,5 | ||||||
Bột xương | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | - | - | 1,5 | ||||||
Bột vỏ sò | 1 | - | - | 1 | - | 2 | 1,7 | - | ||||||
Muối ăn | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | ||||||
Giá trị dinh dưỡng | ||||||||||||||
NLTĐ (Kcalo/kg) | 3065 | 3068 | 3100 | 2986 | 2985 | 2985 | 2950 | 2996 |
Giới hạn tỷ lệ tối đa các loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế khẩu phần ăn cho lợn:
Nguyên liệu | Tỷ lệ tối đa (%) | Nguyên liệu | Tỷ lệ tối đa (%) |
Bột ngô | 60 | Khô đậu tương | 20 |
Gạo, tấm | 25 | Đậu tương | 25 |
Cám gạo | 30 | Khô dầu lạc | 10 |
Bột sắn | 25 | Cá khô | 10 |
3. Cách phối trộn thức ăn
Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch hoặc gạch lát theo thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau; Đối với loại nguyên liệu có khối lượng ít như khoáng, vitamin phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám gạo để tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo độ đồng đều. Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng thức ăn vào bao nilon, bên ngoài bao nilon là bao tải, buộc kín lại. Đặt bao thức ăn lên giá, không để vào chổ quá kín hoặc nơi ẩm ướt. Sau khi lấy cám ra cho lợn ăn cần buộc kín phần còn lại tránh ẩm, mốc.
4. Chăm sóc nuôi dưỡng
Hàng ngày quan sát đàn lợn để phát hiện dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời như dấu hiệu bệnh, động dục …
Cho lợn ăn từ 2 - 3 bữa/ngày.Cho lợn uống nước sạch tự do.
Có thể bạn quan tâm
Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà...), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sinh sản...) và qua đời sau.
Trên thực tế, người ta nuôi heo rừng lai dưới ba cách: nuôi nhốt, nuôi thả tự do, nuôi heo trong vòng rào.
Chọn con giống là công việc hết sức quan trọng, vì con giống tốt thì nó thì nó nhanh lớn và phát triển tốt. Nên chọn con điển hình về giống, nhanh nhẹn, lưng thẳng, bụng thon gọn, chân đi vững chắc
Heo rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng lai cũng thường bị một số bệnh như: Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác...
Heo rừng lai là giống heo lai đặc biệt siêu nạc, không mỡ, là loại đặc sản được thị trường rất ưa chuộng. Chính vì vậy đã kéo theo nghề nuôi heo rừng lai phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước.