Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kỹ Thuật Nuôi Gà Ác

Kỹ Thuật Nuôi Gà Ác
Ngày đăng: 29/12/2011

Gà ác là loại gà dễ nuôi, lợi nhuận cao, sau 5 tuần nuôi dưỡng, gà đạt trọng lượng từ 150-200g/con. Món gà ác tiềm (tần) thuốc Bắc đang rất được thịnh hành và ưa chuộng. Quy trình nuôi gà ác như sau:

Lồng úm (nuôi gà con từ 1-5 tuần tuổi)

Lồng úm nuôi 100 con có chiều dài 2m, rộng 1m, cao 0,5m. Lồng úm để đứng trên chân cao 0,4m hoặc cách nền 0,1m, đáy lót bằng lưới ô vuông có kích thước cỡ 1cm2, xung quanh lồng úm đóng nẹp tre, gỗ, lưới mắt cáo. Mật độ úm từ 1 ngày tuổi đến 1 tuần là 100 con/m2, từ 1-2 tuần tuổi là 50 con/m2, từ 3-5 tuần tuổi là 25 con/m2.

Chăm sóc, nuôi dưỡng

Úm gà (từ 1-5 tuần tuổi):

- Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi đưa gà vào nuôi úm. Lót sàn chuồng úm bằng giấy báo suốt 3 ngày đầu và thay giấy mỗi ngày.

- Sưởi ấm: dùng 1 bóng đèn 75W (hay đèn dầu lớn) cho 1m2 chuồng úm trong suốt tuần đầu và che xung quanh chuồng úm. Điều chỉnh nhiệt sưởi ấm trong thời gian úm: gà con 1 ngày đến 1 tuần tuổi khoảng 34-35 độ C, từ 1 - 2 tuần là 30-31 độ C, từ 2 - 3 tuần là 28-29 độ C, từ 3-4 tuần tuổi 25-26 độ C. Nhiệt độ trong phòng để chuồng úm nên giữ điều hoà khoảng 25-28 độ C cả ngày lẫn đêm.

- Cung cấp nước cho gà con uống ngay sau khi thả gà vào chuồng úm.

- Bắt đầu cho gà ăn 2 giờ sau khi đưa gà vào úm. Thức ăn ban đầu, rải bắp hạt đã xay nhuyễn lên bề mặt của khay ăn hay giấy lót chuồng. Hôm sau cho gà ăn cám hỗn hợp, từ ngày tuổi thứ 4 mới dùng máng ăn.

Thức ăn: sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho gà ăn tự do từ 1 ngày tuổi đến khi xuất bán (5 tuần tuổi), với công thức thức ăn: năng lượng 2.950-3.000 Kcal, đạm 22-24%, canxi 1%, photpho 0,53%.

Ánh sáng: mở đèn chiếu vào ban đêm để kích thích gà ăn nhiều.

Phòng bệnh

- Chủng ngừa vaccin: từ 3-5 ngày tuổi ngừa dịch tả + IB 1 liều/con, nhỏ vào mắt, từ 7-10 ngày tuổi ngừa bệnh Gumboro 1 liều/con nhỏ vào mắt; từ 10-12 ngày ngừa bệnh trái gà 1 liều/con tiêm xuyên màng cánh, từ 14-18 ngày ngừa bệnh Gumboro 1 liều/con nhỏ mắt hoặc uống, 21 ngày ngừa dịch tả + IB 1 liều/con nhỏ mắt. Chỉ chủng ngừa vaccin cho đàn gà khoẻ mạnh. Cho uống nước có pha Polyvitamine, vitamin C, hoặc chất điện giải khi chủng ngừa vaccin.

- Phòng bệnh bằng thuốc và vitamin: từ 1-4 ngày tuổi pha nước cho uống với một trong các loại kháng sinh: Tylosine 0,5g/lít, Chloramphenicol 0,2-0,3g/lít, Imequyl 0,5g/lít...

Ngừa bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Anticoc, Avicoc hay ESB với liều 1g/lít vào các thời điểm 10-13 ngày và 18-20 ngày tuổi. Pha nước với vitamin 3-5 ngày/tuần một trong các loại thuốc: Vitaperos 0,2g/lít, Solminvit 0,5g/lít, Vitalytes 0,75g/lít... Có thể trộn thuốc trong thức ăn với liều trộn trong 1kg thức ăn gấp đôi liều pha trong 1 lít nước uống. Khi thời tiết thay đổi hay di chuyển gà, cần bổ sung kháng sinh và vitamin trong thức ăn hoặc nước uống 3-5 ngày. Thường xuyên theo dõi tình trạng đàn gà để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ngưng dùng thuốc kháng sinh trước khi thịt 1 tuần.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ

Theo các chuyên gia ngành gia cầm, để nuôi gà đẻ trứng đạt năng suất trứng cao, chất lượng tốt, cho hiệu quả cao người chăn nuôi cần quan tâm một số yếu tố cơ bản sau đây:

01/03/2016
Nuôi dưỡng và chăm sóc gà hậu bị Nuôi dưỡng và chăm sóc gà hậu bị

Giai đoạn gà hậu bị từ 1 ngày tuổi đến 18 - 20 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng nhất chuẩn bị cho đàn gà sinh sản phát triển tốt và khả năng sinh sản cao. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà trong thời gian từ lúc mới nở đến khi đẻ trứng quyết định tuổi đẻ trứng đầu, số trứng đẻ ra và trọng lượng trứng…

01/03/2016
Cách thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ (ở giai đoạn từ 21 tuần tuổi trở đi) Cách thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ (ở giai đoạn từ 21 tuần tuổi trở đi)

Với nhu cầu sử dụng trứng gà nhiều như hiện nay, việc làm kinh tế từ chăn nuôi gà đẻ cũng là một cách thức giúp bà con cải thiện được thu nhập và kinh tế của gia đình.

01/03/2016
Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm

Với những đặc điểm sinh học như: thân nhiệt cao, cường độ trao đổi chất mạnh, tốc độ tiêu hóa thức ăn nhanh, tuần hoàn máu nhanh, hô hấp mạnh, linh hoạt và rất nhậy cảm với tác động của môi trường nên trong chăn nuôi gia cầm đòi hỏi cần phải cung cấp một khẩu phần thức ăn cân đối, không thiếu, không dư thừa, thức ăn phù hợp với trạng thái sinh lý và tình trạng năng suất của chúng...

01/03/2016
Một số giống gà nội được nuôi phổ biến hiện nay Một số giống gà nội được nuôi phổ biến hiện nay

Một số giống gà nội được nuôi phổ biến hiện nay

01/03/2016