Kỹ Thuật Nuôi Dê - Trung Tâm Nghiên Cứu Dê Và Thỏ Sơn Tây
Sau đây là những hướng dẫn kỹ thuật nuôi dê ở Trung tâm Nghiên cứu Dê và thỏ Sơn Tây
I- Cách chọn dê làm giống
1- Chọn dê cái giống
Dê cái làm giống có đặc điểm:
- Đầu rộng, hơi dài, rắn chắc, vẻ mặt linh hoạt.
- Cổ dài, mềm mại, có cơ chắc, nổi, nhọn về phía đầu.
- Lưng thắng, sườn tròn và xiên về phía sau; có một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả nàng tiêu hoá tốt.
-Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch (gân sữa) ở phía trước vú, gân sữa chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước.
- Chân trước thẳng, cân đối; hàm khoẻ.
- Khả năng cho sữa trung bình hàng ngày cao, mức sụt thấp, khả năng cho sữa kéo dài.
- Dê cái phải hiền lành, dễ vắt sữa.
2- Chọn dê đực giống
- Dê đực giống có đầu ngắn, rộng, tai to dày, dài, cụp xuống. Thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều đặn, to, có phẩm chất tinh dịch tốt.
Chọn con đực để giống từ dê mẹ là dê cao sản, đẻ từ lứa thứ 2 trở đi và đẻ từ 2 con trở lên.
II- Chuồng trại
*Vị trí:
- Dê thích sống nơi cao ráo, thoáng mát do vậy hướng chuồng nên chọn hướng đông và đông nam.
- Chuồng không nên quá gần nhà nhưng cũng không nên quá xa khó chăm sóc và quản lý.
* Vật liệu làm chuồng:
Gỗ tận dụng, tre, tầm vông, thân cây dừa, thân cây cau...
Các loại lá tranh, dừa nước, ngói... đều có thể làm nguyên liệu lợp mái.
* Các kiểu chuồng trại:
Hiện nay ở nước ta 2 dạng chuồng phổ biến nhất là chuồng sàn có chia ngăn và chuồng sàn không chia ngăn.
- Chuồng sàn có chia ngăn: Kiểu chuồng này có thể chia theo nhóm dê như vắt sữa, chữa, khô, hậu bị và dê con
- Chuồng sàn không chia ngăn:
+ Kiểu chuồng này được phổ biến ở phương thức nuôi chăn thả đặc biệt đối với dê thịt. Máng ăn có thể đặt chạy dài theo mái lợp. Nước uống có thể đặt ở cửa và sân chơi.
Kiểu chuồng này có thể áp dụng đối với dê sữa nuôi nhốt bằng các sợi dây cố định ở mỗi con. Tuy nhiên loại chuồng này cũng cần có ngăn riêng cho những dê con mới sinh, hoặc phải có chuồng úm để tránh hao hụt đối với dê con.
+ Chuồng úm dê con:
Chuồng úm dê con cần phải sạch sẽ, ấm khi trời lạnh, mát khi thời tiết nóng.
Kích thước chuồng úm dài 0.8-1.2m, rộng 0.6-0.8m, cao 0.6-0.8m. Quanh chuồng úm có thể làm rèm che chắn cho dê con, chuồng úm chủ yếu sử dụng cho dê mới sinh.
III- Thức ăn
Bao gồm thức ăn thô xanh( cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo...); thức ăn củ, qủa; Các phụ phế phẩm nông - công nghiệp( cám gạo, bã đậu nành đậu xanh, hèm bia..)
* Một số khẩu phần cho từng loại dê :
1. Dê cái vắt sữa :
+ Khẩu phần duy trì: 1 kg cỏ khô, 1 kg cây họ đậu, 2 kg cây lá khác. Nếu dê sản xuất 2 lít sữa/con/ngày thì cần thêm: 2 kg cỏ khô, 4 kg cỏ xanh, 0,5 kg thức ăn hổn hợp.
2. Dê cái cạn sữa, có chửa
+ Thức ăn hổn hợp: 0.3 đến 0.5 kg
+ Thức ăn củ quả : 0.4
+ 3- 6 kg thức ăn xanh/con/ngày.
3. Dê đực giống :
Dê đực giống ngoài thức ăn căn bản (1 kg cỏ khô, 2 kg rơm, 1-2 kg cỏ tươi). Còn cần thêm 200g đến 500g thức ăn hổn hợp/con/ngày.
4. Dê hậu bị :
Có thể sử dụng khẩu phần như sau: 0,2 đến 0,3 kg thức ăn hổn hợp, 0,3 đến 0,4 kg thức ăn củ quả + 2 - 4 kg thức ăn thô xanh.
* Những điểm lưu ý khi phối hợp khẩu phần cho dê
+ Khẩu phần nên có nhiều thực liệu khác nhau
+ Không nên thay đổi khẩu phần đột ngột điều này dẫn đến làm cho dê dễ bị chướng hơi.
+ Khi phối hợp khẩu phần nên nhớ rằng nhu cầu còn tùy thuộc vào giống, phái tính, giai đoạn sản xuất.
IV-Chăm sóc
1- Chăm sóc dê con sơ sinh :
Dê con có thể bú và đứng dậy 1 giờ sau khi sinh. Nếu dê con không bú được chúng ta cho sữa vào ống tiêm để cho dê uống.
Dê con có thể chết trong vòng 4 giờ nếu không được bú sữa, vì một lý do gì đó dê mẹ chết thì chúng ta có thể cho dê con bú sữa của những con dê khác đẻ cùng ngày hoặc có thể cho dê uống sữa thay thế cho dê con sử dụng.
Chuẩn bị sữa thay thế:
- 0.25 đến 0,5 lít sữa bò hoặc có thể thay bằng sữa bột.
- 1 muỗng cà phê dầu cá.
- 1 trứng gà.
- 1/2 muỗng cà phê đường.
Trộn tất cả thực liệu trên rồi lắc mạnh. cho dê uống 3 đến 4 lần trong ngày, sau 2 ngày dê con không tiêu chảy có thể cho dê thêm 1 muỗng cà phê dầu khoáng.
2- Chăm sóc dê con trước cai sữa :
Ðối với giống dê Bách thảo của Việt nam:
+ 10 ngày đầu cho dê con ở với mẹ và bú tự do.
+ 11 - 21 ngày chỉ cho dê con bú sữa mẹ sau khi vắt sữa, ngày 3 lần, ngoài ra cần cho dê bú bình thêm 2 lần /ngày với lượng từ 0,4 đến 0,5 lít /ngày.
+ 4 - 5 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp sữa mẹ 2 lần sau khi vắt sữa và cho bú bình thêm khoảng 0,3 lít / ngày.
+ 5 - 8 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp với mẹ một lần sau khi vắt sữa và cho bú bình tương đương 0.2 lít /ngày và chuẩn bị cai sữa.
Ðối với các giống dê ngoại:
- Tuần 1: Cho dê con ở chung với dê mẹ và bú tự do.
- Tuần 2: Có thể cho dê con bú bình
Cho 1/2 lít sữa 3 lần trong ngày, lúc này đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con có thể tập ăn
- Tuần 3 đến tuần thứ 6: 2 lít sữa chia làm 3 lần trong ngày và đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con ăn.
- Tuần thứ 7 và 8: Giảm số lượng sữa 2 lần trong ngày.
- Tuần thứ 9 đến tuần thứ 12: Giảm lượng sữa 1 lần trong ngày và cai sữa:
Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt dê con giống ngoại cai sữa 3 tháng đạt 15 kg
3- Chăm sóc dê vắt sữa :
+.Mức ăn đối với dê đang cho sữa từ 3 - 7 kg thức ăn xanh tùy vào trọng lượng cơ thể của chúng.
+ Giai doạn này dễ bị viêm vú cần tránh những xây sát.
+ Cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê.
+ Ðối với các giống dê cao sản thì phải cạn sữa 2 tháng trước khi đẻ
- 10 ngày đầu sau khi đẻ: Nếu dê đẻ từ 2 đến 3 con trở lên thì không vắt sữa mà toàn bộ sữa sẽ dành cho dê con bú. Ðến khi cai sữa dê con mới vắt.
Nếu dê mẹ chỉ đẻ 1 con thì ngày thứ 4 trở đi có thể vắt 1 đến 2 lần /ngày tùy vào sản lượng sữa của dê mẹ.
- Từ ngày 11 đến ngày 60 vắt sữa 2 lần /ngày.
Ðây là giai đoạn ít sữa nên chỉ vắt 1 lần /ngày.
4- Chăm sóc dê cái hậu bị
- Giai đoạn này dê cần cung cấp 50 đến 80% thức ăn thô xanh còn lại là thức ăn tinh, phụ phẩm nông nghiệp.
- Cần bổ sung khoáng canxi và photpho.
- Lượng ăn từ 3 đến 7 kg cỏ xanh và 200g đến 400g thức ăn hổn hơp/con/ngày.
- Cung cấp đầy đủ nước sạch.
- Cho vận động nếu dê nuôi nhốt hoàn toàn.
- Chăm sóc nuôi dưỡng dê đực giống :
+ Cần cung cấp cỏ xanh đầy đủ và quanh năm cho dê đực, số lượng cỏ phụ thuộc vào trọng lượng của dê đực, thông thường từ 2 - 5 kg/con/ngày, nếu có điều kiện nên cho dê ăn tự do.
+ Bảo đảm lượng nhu cầu về vật chất khô cho dê đực trung bình từ 1,5- 2 kg/con/ngày với trọng lượng dê là 50 kg.
+ Cung cấp 300 đến 500 gam thức ăn hổn hợp trong ngày dê đực có làm việc.
+ Cung cấp đầy đủ các loại khoáng và vitamin, dùng đá liếm hoặc ống muối treo ở trong chuồng.
+ Không nên cho dê đực đi theo đàn khi chăn thả vì sẽ không quản lý được sự phối giống.
+ Nên thay đổi dê đực 1 năm 1 lần để tránh đồng huyết.
Có thể bạn quan tâm
Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời. Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng cách biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan mầm bệnh sang dê khác rất lớn. Dê ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lây lan mầm bệnh vào môi trường. Lồng chuồng của dê ốm được sát trùng hàng ngày.
Cho dê con trước khi cai sữa (3 tháng tuổi) và dê mẹ sau khi phối giống 5-6 tuần uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn cỏ lá vùng ngập nước, dùng dextrin-B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.
Thức ăn của dê chủ yếu là lá các loại cây gỗ, cây bụi và cỏ hầu đáp ứng các nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể.
Khi nuôi dê cần chọn dê đực giống phải khỏe mạnh, khung xương phát triển tốt, cấu trúc cân xứng, biểu hiện đặc tính giống rõ rệt và có cơ quan sinh dục phát triển, đều, săn, khỏe mạnh, bìu dái nổi rõ.