Trang chủ / Hải sản / Nuôi cua

Kỹ Thuật Nuôi Cua Lột

Kỹ Thuật Nuôi Cua Lột
Ngày đăng: 10/02/2011

Ao nuôi

Ao nuôi cua lột có kích cỡ nhỏ (100-200m2), hình chữ nhật nhưng độ rộng ao không quá 5m để tiện quản lý và thu hoạch. Giữa ao nên có trảng rộng 1m. Đáy ao nên có dạng sét hay sét pha cát. Bờ ao không cần phải rào chắn, tuy nhiên, cần phải chắn cẩn thận ở cống. Duy trì nước ao ở mức 0.6-0.8m. Cần cải tạo ao kỹ trước khi nuôi.

Ngoài ra, cần có thêm một giai đóng bằng khung gỗ và lưới xanh kích cỡ 3x1.5 x0.5m đặt ngập 0.3-0.4m trong ao khi để chứa cua sắp lột khi thu hoạch từ ao nuôi.

Thả giống và chăm sóc

Mùa vụ nuôi cua lột có thể quanh năm, tuy nhiên tập trung nhất vào tháng 3-7dl. Hàng năm. Cua giống có kích cỡ nhỏ khong 50-100g/con cua lớn sẽ chậm lột vỏ. Cua giống là những cua chắc thịt, cứng và màu sậm. Trước khi th cần loại bỏ càng và chân cua bằng cách chặt hay bẻ chót chân, chót càng rồi cua sẽ tự bỏ càng chân của chúng. Tuy nhiên, phi giữ đôi chân bơi lại để cua hoạt động. Biện pháp này có tác dụng kích thích cua lột xác sớm. Mật độ thả là 20con/m2 hay hơn tùy theo kích cỡ cua giống.

Cách cho ăn , quản lý và chăm sóc tương tự như các dạng khác.

Thu hoạch

Sau 5 ngày nuôi, cua bắt đầu mọc nu, càng và chân. Ngày thứ 10-12 cua đã sẵn sàng lột xác. Đặc điểm của cua lúc này là: mai cứng và giòn, mầm chân và càng có màu đỏ sậm và dài khoảng 1.5cm. Khi cua bắt đầu lột xác sẽ có vòng nứt quanh mai.

Vào giai đoạn lột xác, hàng tháng tháo cạn nước ao còn khoảng 30-40cm để mò bắt cua sắp lột cho vào giai đã chuẩn bị sẵn. Thời điểm mò bắt cua vào lúc nước sắp lớn để khi bắt xong thì cấp nước mới vào ngay tránh ao bị đục lâu. Chú ý không để sót cua sắp lột vì nếu chúng lột trong ao nuôi cua sẽ không còn giá trị như nhu cầu trên thị trường. Cua đã chuyển vào giai có thể lột ngay sau đó hay trong vòng một ngày. Sau khi lột 1-2 giờ, cua sạch nhớt, bớt mềm nhũn, hơi no nước thì phi vớt lên giữ ẩm trong giỏ tre có lót vi hay cỏ ướt. Để nơi mát, kín gió và có thể chuyển đến nơi tiêu thụ trong vòng một ngày sau đó. Yêu cầu sản phẩm cua lột là phải mềm, không mọng nước và nguyên vẹn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cua Biển Trong Thùng Nhựa Nuôi Cua Biển Trong Thùng Nhựa

Tận dụng những cái thùng nâng giàn quạt nước trong vuông tôm công nghiệp, anh Nguyễn Văn Nguyên (ở Bến Tre) đã cải tiến thành thùng nuôi cua biển. Năm 2009, anh nuôi thử nghiệm 700 thùng cua biển, đạt hiệu quả rất khả quan, thu lợi nhuận gần 50 triệu đồng.

27/02/2014
Nuôi Cua, Chạch Trong Ruộng Lúa Nuôi Cua, Chạch Trong Ruộng Lúa

Trong các năm gần đây do sự phát triển nhanh chóng của ốc bươu vàng và sâu bệnh hại cây trồng, dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc BVTV ngày một nhiều hơn gây ô nhiễm môi trường nước, làm cho động vật thủy sinh ngày càng cạn kiệt.

28/02/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cua Thương Phẩm Trong Ao Đất Kỹ Thuật Nuôi Cua Thương Phẩm Trong Ao Đất

Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao bởi hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin. Con cua được xem là đối tượng nuôi xoá đói giảm nghèo của bà con ngư dân vùng biển.

27/04/2014
Nuôi cua biển Nuôi cua biển

Cua biển (Scylla serrata) là một loài thủy sản tiềm năng bởi sự tăng trưởng nhanh chóng, được ưa chuộng trên thị trường và giá trị kinh tế của nó. Tuy nhiên, việc nuôi cua biển đòi hỏi nguồn vốn đáng kể cho việc mua giống và nuôi thương phẩm.

19/06/2015
Phương pháp nuôi cua biển Phương pháp nuôi cua biển

Nuôi cua biển đang rất phổ biến tại một số nước châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Philippine v.v… Cua biển có một nguồn nhu cầu lớn và được giá trên thị trường thế giới. Do cua biển có hương vị khá ngon nên nhiều nước trên thế giới nhập một số lượng lớn để tiêu thụ hàng năm. Kết quả là, một lượng lượng lớn ngoại tệ có thể kiếm được bằng cách xuất khẩu cua.

19/06/2015