Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chồn

Kỹ thuật nuôi Chồn Hương - Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

Kỹ thuật nuôi Chồn Hương - Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Tác giả: TTNT
Ngày đăng: 01/09/2016

II. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

Cầy hương rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản.

II.1. Chuồng trại:

Chuồng nuôi cầy hương được thiết kế đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật.

Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn...

Chuồng nuôi cầy hương làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói, cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng mở thuận lợi, có lắp đặt quạt thông gió, đảm bảo đông ấm, hè mát.

Bên trong chuồng cầy hương sinh sản, được thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích khoảng 5-10m2, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng...

Mỗi ngăn được thả nuôi hai con cầy hương đực và cái.

Trong chuồng có thể thiết kế giàn nhiều tầng (2-3 tầng) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa cũi nhốt cầy, mỗi tầng cao 0,7-0,8 m, các cũi để trên một tầng phải được ngăn kín bằng tấm các tông màu để cầy hương trong hai cũi không trông thấy nhau, nhằm phòng chống hiện tượng stress.

Nền từng tầng được làm bằng bê tông hơi dốc (khoảng 5-60) về phía có rãnh thoát nước thải của nền chuồng.

Thông thường cũi nhốt cầy được làm kiên cố bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc chắn, để cầy không chui ra được.

Mỗi cũi hình hộp chữ nhật có thể tích 1 m3 (rộng 1 m, dài 2 m, cao 0,5 m, có 4-6 chân cao 0,2 m), có thể nuôi được 2-3 con.

Đáy cũi bằng lưới sắt hay tre, gỗ chắc chắn và thưa (cách nhau 7-10 cm) để phân lọt xuống nền tầng, khi vệ sinh dọn phân được dễ dàng.


Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phần 2 Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phần 2

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Chọn giống nuôi

01/09/2016
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phần 3 Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phần 3

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Thức ăn và Phòng và trị bệnh

01/09/2016
Kỹ thuật nuôi Chồn Hương - Đặc tính sinh học Kỹ thuật nuôi Chồn Hương - Đặc tính sinh học

Tên Việt Nam gọi là cầy hương (có nơi còn gọi là chồn hương, chồn mướp, ngận hương, cầy xạ, cu tỏi).

01/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.