Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa
Ngày đăng: 08/08/2013

Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.

Thu hoạch cá nuôi trong ruộng lúa.

Chọn những loài cá ăn thức ăn tự nhiên như: chép, rô phi, mè, trôi... để nuôi kết hợp trong ruộng lúa.

Thiết kế ruộng nuôi

Diện tích ruộng nuôi tốt nhất từ 1.000 - 10.000m2, mương bao chiếm 20 - 25% tổng diện tích. Mương rộng 2 - 3m, sâu 0,8 - 1m so với mặt ruộng, bờ ruộng cao 1-1,2m.

Ruộng nuôi cá phải có hệ thống cấp và thoát nước riêng, mỗi ruộng gồm 1 cống cấp và 1 cống thoát nước.

Chuẩn bị ruộng và mương

Tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ và lấp hết các hang hốc. Bón vôi để tẩy trùng và khử độ chua, điều chỉnh độ pH. Lượng vôi bón 10-20kg/100m2 mương tùy theo độ chua của đất. Phơi mương 2-3 ngày nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Bón lót phân hữu cơ (heo, gà, vịt) gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá. Lượng phân 20-25kg/100m2 mương. Cấp nước vào mương khoảng 30-40cm, sau 3-4 ngày nâng dần lên 0,8-1m.

Thả cá

Cá có thể thả quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 1-2.

Mật độ thả: 1-2 con/m2.

Cách thả: Ngâm bao cá giống trong mương khoảng 10-15 phút, sau đó thả từ từ cá vào mương ruộng. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Chăm sóc, quản lý

Cho cá ăn: Thời gian đầu khi còn ở dưới mương nên bổ sung thức ăn cho cá . Mỗi ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng 2-5% trọng lượng cá. Có thể sử dụng 1 trong 2 công thức sau: Cám gạo 60% + bột ngô 20% + bột cá 20% hoặc cám gạo 40% + bột ngô 20% + khô dầu 40%. Sau đó cá chủ yếu sử dụng thức ăn từ ruộng lúa.

Cho cá lên ruộng: Đối với ruộng cấy lúa thì 10-15 ngày. Đối với ruộng sạ lúa thì 20-30 ngày, nâng dần mực nước để cá lên mặt ruộng.

Kiểm tra: Hằng ngày kiểm tra bờ, cống để kịp thời khắc phục thất thoát nước. Kiểm tra ruộng cá lúc 5-6 giờ, nếu cá nổi đầu do thiếu ôxy thì kịp thời cấp thêm nước. Trường hợp cần thiết phải sử dụng nông dược cho ruộng lúa thì phải tháo nước trên ruộng lúa để cá xuống mương. Sau 7 ngày sử dụng thuốc mới cấp nước vào ruộng lúa để tránh ngộ độc cho cá.

Thu hoạch

Sau 6-8 tháng nuôi, có thể thu tỉa những con cá đạt kích cỡ thương phẩm. Sau 1 năm nên tiến hành thu toàn bộ cá, sau đó cải tạo mương chuẩn bị cho vụ nuôi năm sau.


Có thể bạn quan tâm

Thêm giống lúa lai 3 dòng ngắn ngày, năng suất cao Thêm giống lúa lai 3 dòng ngắn ngày, năng suất cao

Lai tích hợp gen eui (kiểm soát sự kéo dài lóng giáp cổ bông) vào dòng mẹ bất dục đực giúp SX hạt giống F1 dễ dàng, sử dụng tiết kiệm GA3, giảm chi phí...

13/10/2020
Giống lúa ĐB6 chịu thâm canh Giống lúa ĐB6 chịu thâm canh

Lúa ĐB6 có dạng cây cao, gọn, thân chắc khỏe, chống đổ, chịu rét tốt… thích hợp đưa vào sản xuất đại trà cả hai vụ trên nhiều chân đất ở tỉnh Quảng Bình.

15/10/2020
Hào hứng giống lúa cao sản VNR20 Hào hứng giống lúa cao sản VNR20

Với nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt là năng suất cao, giống lúa VNR20 đang rất được lòng người nông dân ở tỉnh Vĩnh Phúc.

22/10/2020
Đài Thơm 8 lấn át các giống lúa thuần ở Nam Định Đài Thơm 8 lấn át các giống lúa thuần ở Nam Định

Năm 2019, Đài Thơm 8 chiếm khoảng 16% gạo xuất khẩu của Nam Định.Năm nay dự tính các giống lúa của Vinaseed chiếm 30-40% trên tổng số 7 triệu tấn gạo xuất khẩu

22/10/2020
Kỹ thuật bảo quản lúa gạo Japonica luôn thơm ngon Kỹ thuật bảo quản lúa gạo Japonica luôn thơm ngon

Để thực hiện bảo quản thóc, gạo đạt được hiệu quả tốt nhất đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các khâu như thu hoạch, phơi sấy, làm sạch…Cụ thể:

23/10/2020