Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ cho người nông dân rủng rỉnh bạc tiền
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ cần quan tâm đến những tập tính đặc biệt của loài này để có thể cho năng suất cao mang lại lợi nhuận cho người nông dân
Cá trắm cỏ là loại cá dễ nuôi mau lớn. Ảnh: Internet
Cá trắm cỏ hay còn gọi là cá trắm trắng là loài cá nước ngọt dễ nuôi và mau lớn. Tuy không phải là loài cá nước ngọt có chất lượng thịt thơm ngon nhất nhưng lại được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương do chúng không kén ăn, đề kháng tốt và cho năng suất cao. Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ là các loại cỏ, rong, bèo, lá ngô… Mà những loại thức ăn này rất sẵn ở các vùng quê, hơn nữa không mất tiền mua.
Tẩy dọn ao, hồ
Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều. Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao, hồ. Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao, hồ từ 20 - 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao, hồ
Lấy nước vào ao, hồ ngập từ 0,3 - 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần phải lọc nước vào ao, hồ bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.
Thức ăn cho cá trắm cỏ
Ở giai đoạn nhỏ cá thường ăn tảo, chất vẩn, protozoa. Khi cá lớn cỡ 8 - 10cm thì chuyển sang ăn thức ăn thực vật bậc cao, nhất là cỏ.
Thức ăn chủ yếu các loại thực vật ở dưới nước như bèo tấm, bèo cám, bèo hoa dâu, rong các loại. Các loại rau cỏ ở trên cạn như: lá lúa, cỏ, lá sắn, rau khoai, lá chuối,.... Ngoài ra cá còn sử dụng các loại thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột sắn...Trong quá trình nuôi, cần bổ sung thêm thức ăn công nghiệp dạng bột nổi để cá tăng trưởng tốt.
Phương pháp cho cá trắm cỏ ăn: Thức ăn đưa xuống thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn; Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp; Hàng ngày vớt thức ăn thừa trước khi cho thức ăn mới.
Chọn và thả cá giống
Chọn cá giống: Cá đồng đều kích cỡ, khoẻ mạnh không xây xát, không mất nhớt, không dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đạt trên 20 cm. Không nên thả cá khi thấy có đốm đỏ, hoặc trắng, vây bị ăn mòn hoặc trầy xước.
Khi vận chuyển giống cá về, ngâm bao cá trong lồng khoảng 10 - 15 phút nhằm cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi ra cho nước vào từ từ để cá tự bơi ra. Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều, thời gian thả tốt nhất là: Buổi sáng: từ 6 - 8 giờ. Buổi chiều: từ 16 - 18 giờ. Tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài.
Để đảm bảo cá giống trước khi thả đạt tỷ lệ sống cao, không bị ký sinh trùng và nấm phát triển trên cơ thể cần tắm cá bằng: + Hoà tan thuốc tím liều lượng 5 - 7 g/m3 nước. Tắm cá trong thau hoặc xô lớn trong vòng 5 phút. + Tắm bằng nuớc muối có độ mặn 5 - 7‰, trong thời gian 5 phút.
Có thể bạn quan tâm
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đặc điểm hóa sinh liên quan đến độc tính của Aeromonas hydrophỉla, một vi khuẩn thường gây bệnh cho cá, ở Việt Nam chưa có các công trình tương tự.
Trong điều kiện chuyển mùa từ Xuân sang hạ, các loại bệnh, dịch bệnh trên cá nước ngọt thường phát sinh phát triển rất mạnh ở MB nước ta và thường gây thiệt hại cho bà con. Sau đây tôi xin hướng dẫn kỹ thuật phòng và trị bệnh Viêm đường ruột hay còn gọi là đốm đỏ trên cá trắm cỏ.