Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô đồng

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm
Ngày đăng: 11/02/2011

a. NUÔI CÁ TẠO AO:

Diện tích ao mương nuôi Cá rô đồng từ 100 m2-2.000 m2 mức nước ao sâu trung bình 1,5m, ao nuôi liền với nguồn nước không bị nhiễm các chất độc nông dượccung suốt thời gian nuôi. Ao có bộng cấp và thoát nước càng tốt, tối thiểu có một bộng để lấy nước mới vào, xả nước dơ ra. Bộng phải có lưới bịt chống cá dữ vào ăn cá rô và cá khác vào tranh mồn ăn Cá rô đồng. Để giữ nước cần thiết có thể dùng bao nylon, bao xy măng bịt đầu bộng khi đã cho nước vào ao.

Ao được cải tạo như các ao nuôi cá khác: Don cây cỏ, vét sình bùn, xảm chặt các hang mội, bón vôi và phân chuồng tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Đắp bờ cao hơn mức nước cao nhất 0,5m, nơi bờ thấp, nơi xung yếu, đập nước, ... dùng lưới chắn kỹ trước khi nước ngập, lưới cao so với mặt đất mực nước ngập 0,5m, lưới gắn chặt vào đất, có trụ kềm lưới. Thường sử dụng lưới cước để ngăn cá. Cho nước vào ao trước khi thả cá 5-7 ngày, mức nước 1m-1,5m.

a.1.Giống cá nuôi:

Cỡ Cá rô đồng giống: 300 - 500 con.kg. Cá đều cỡ, cá khỏe mạnh, cá không bị xây xát mất nhớt. Cá yếu được nhốt nuôi riêng khi thật khỏe mạnh mới nuôi chung. Mật độ nuôi 10con/ m2 nơi có thức ăn đủ, nước tốt, nuôi tốt mật độ nuôi 20-30-50con/ m2.

Có thể thả ghép cá hường giống 1 con/ 5-10 m2, cá mè trắng 1con/5-10 m2 để tận dụng thức ăn rơi rớt và làm sạch môi trường nước, không được thả cá mè vinh, chép, trê phi tranh mồi ăn của Cá rô đồng, giá bán thấp.

a.2. / Thức ăn cho cá:

Tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vùng nước cho cá.

Có thể sử dụng phân heo, gà, cút cho cá ăn trực tiếp (cần lưu ý không để nước đái heo xuống ao nuôi). Ao 500 - 1000 m2 có thể sử dụng phân heo của 10-20 con làm thức ăn cơ bản cho cá, bổ sung thêm thức ăn nhân tạo. Tùy thực tế xem sức sức ăn của cá mà tăng hoặc giảm lượng thức ăn.

Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngưng cho cá ăn phân heo, mà cho cá ăn bằng thức ăn chế biến để cá sạch, béo. Thức ăn chế biến 3-5% trọng lượng cá, tùy cá ăn mà tăng giảm.

Cho cá ăn bằng thức ăn chế biến: Bột đầu tôm, phụ phế liệu nhà máy chế biến cá tôm và gia súc, bột cá, ruốc, ốc, cá tạp, bột đậu nành, ... tỷ lệ đạm 30% + cám mịn và xác đậu nành 60% + tấm 7% + bột lá gòn 3% + Vitamin, Premit. hế biến thức ăn: Thức ăn thô (trùn quế, cá tạp, cua, ốc,...) được nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với bột cá cho nhừ, cho bột lá gòn vào, nếu có xác đậu nành nấu riêng, trộn cám và Vitamin vào thức ăn, vừa khô, đặc, dẻo. Có thể cho10% rau muống đã thái nhỏ và nấu mềm nhừ trộn lẫn với thức ăn trên. Thức ăn có độ đạm càng cao cá lớn càng nhanh, từ cá giống lên cá 7-15 con/kg có 4 tháng.

Cho cá ăn: Cá rô đồng lúc còn nhỏ chưa phân đàn, cho cá ăn bằng sàn treo ở đầu ao, cá vào sàn ăn, khoảng 50 - 80 m2 có một sàn. Khi cá lớn, dùng sàn thì cá lớn vào ăn trước, cá nhỏ vào ăn sau, cá lớn không đều, nên rải thức ăn đều ao cho cá ăn để cá lớn nhỏ đều được ăn. Tỷ lệ cho ăn 3-5% trọng lượng cá, ngày cho ăn 1-2 lần. Cho Cá rô đồng ăn thức ăn hoặc lúa, đậu nành rang vàng thơm cho dầu dừa vào cho cá ăn.

a.3. Quản lý chăm sóc cá nuôi:

Giữ môi trường nước nuôi đến màu xanh lá chuối non. Nếu nước có màu sậm và mùi hôi phải thay nước ngay. Trung bình 7-15 ngày nên thay nước một lần, nếu nước ao nuôi vẫn tốt thì khi nước dơ mới thay. Thay nước tốt có lợi cho cá nuôi, song cá tạp vào nhiều tranh mồi ăn của cá nuôi.

Kiểm tra thức ăn của cá dư hay thiếu bằng xem cá có thức ăn trong bụng không và thức ăn còn lại khi cho vào sàn ăn 2 giờ. Nếu ruột cá không có thức ăn, mà thức ăn còn nhiều ở sàn là thức ăn không thích hợp, phải thay đổi thức ăn, hoặc xem cá yếu ăn vì lý do gì: nước dơ thì thay nước, thiếu đạm thì tăng đạm, có đạm mà yếu ăn tăng Vitamin C, Premit vào thức ăn và xem cá có bệnh hay không xử lý kịp thời. Kiểm tra bộng bờ, lưới bộng, lưới bao nơi xung yếu khi mưa lũ. Nơi không có điều kiện bao lưới nơi xung yếu, có thể trồng cây sả dừng nhiều lớp ở bờ này.

Trong thời gian nuôi, cá phân đàn, cá lớn thì lớn nhanh, cá nhỏ chậm lớn vì không được ăn đều. Cần kiểm tra sau 4-6 tháng nuôi, dùng lưới kéo bắt cá lớn để vào ao nuôi vỗ riêng, bán. cá nhỏ còn lại tiếp tục nuôi và cá có phân đàn nuôi riêng.

b/ NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG Ở RUỘNG LÚA, RỪNG TRÀM, SONG CỤT:

b.1. Chuẩn bị nơi nuôi:

Ruộng lúa rừng tràm thì có mương trong, bờ bao quanh, bờ cần cao hơn mực nước cao nhất 0,5m.

Nơi xung yếu: đập có bộng, nước ra vào, lung trũng nối liền với nhau ngăn cách bằng bờ, nơi thấp,... Cần có lưới chắn hoặc trồng sả dầy để hạn chế cá đi.

Nếu nuôi ở kênh rạch, sông cụt, xung quanh có bờ bao, lòng kênh dùng lưới chắn kỹ. Nơi nuôi được cải tạo, nhất là diệt các loài địch hại của Cá rô đồng như cá lóc, lươn, rắn, rái cá,...

b.2. Giống nuôi:

Giống Cá rô đồng nên thả cỡ lớn 200 - 300 con/kg.

Thường nuôi ghép Cá rô đồng với các loại cá khác nuôi ở ruộng lúa: mè vinh, sặt rằn, mè trắng, trôi, chép 70 - 80%, Cá rô đồng 20 - 30%. Mật độ cá nuôi 1-3 con/ m2.

Nuôi ở rừng tràm: Cá rô đồng 0,3-0,7 con/ m2. nuôi ghép với cá sặt rằn, trê vàng, thát lát và cá lóc cùng cỡ 0,5- 1 con / m2 mặt nước.

Nuôi ở sông cụt: Cá rô đồng 5-10 con / m2 và ghép cá sặt rằn, cá hường, mè trắng.

b.3. Quản lý chăm sóc cá nuôi: như ở ao.

c. Thu hoạch cá nuôi:

Cá nuôi 4-5 tháng đạt 60 - 100g/con, 6-9 tháng đạt 100 - 150g/con. Chọn thời điểm thị trường ít các loại cá khác, thu hoạch Cá rô đồng cán được giá. trước khi thu hoạch 2 tháng cần tăng cường cho cá ăn đủ số và chất, thay nước sạch vào ao.

Dùng lưới bắt cá lớn bán, cá nhỏ để lại nuôi tiếp bán. Cần theo dõi hàng ngày ghi chép để rút kinh nghiệm.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Rô Đồng Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Rô Đồng

- Bệnh nấm thủy mi gây tác hại lớn đối với nhiều loài cá nuôi ở giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ xuống thấp (18 - 200C), đặc biệt khi cá bị xây xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển)

03/01/2011
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Trong Ao Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Trong Ao

Cá rô đồng là loài cá sống tự nhiên và rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá sống được trong điều kiện môi trường nước xấu mà một số loài cá khác không thể sống được.

11/02/2011
Phòng Trị Bệnh Cho Cá Rô Đồng Phòng Trị Bệnh Cho Cá Rô Đồng

Hiện nay, phong trào nuôi cá rô đồng ở ĐBSCL phát triển khá mạnh, cá rô đồng có chất lượng thịt cao nên bán rất có giá và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi các loại cá khác.

05/08/2013
Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Đồng Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Đồng

Cá rô đồng Anabas testudineus phân bố ở các nước Nam Á và Đông Nam Á. Cá rô thường sống trong kinh rạch, đầm lầy, các ao tù. Cá có cơ quan hô hấp phụ, có thể sống một thời gian dài trên cạn, sống được vùng nước phèn pH = 4, thịt ngon là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao.

13/07/2013
Nuôi Sặc Rằn, Rô Đồng Trong Mương Nuôi Sặc Rằn, Rô Đồng Trong Mương

Hai loài cá này nuôi trong mương khóm là loại cá chịu được hàm lượng pH thấp, cá ăn thức ăn tự nhiên và các loại rau, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột, thức ăn tổng hợp... Cá có khả năng chịu được với sự thay đổi bất lợi của môi trường.

08/08/2013