Trang chủ / Cá nước mặn / Cá mú

Kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè trên biển - Kỹ thuật nuôi

Kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè trên biển - Kỹ thuật nuôi
Tác giả: Ngô Văn Út
Ngày đăng: 27/08/2016

III. Chọn giống       

1. Nguồn giống nuôi

 Hiện nay nguồn giống cho nuôi cá mú lồng vẫn chủ yếu là đánh bắt cá con ngoài tự nhiên, mùa vụ đánh bắt cá con thường vào những tháng đầu mùa mưa.

Cá giống có thể vận chuyển theo nhiều phương pháp như bằng thùng có sục khí, bao nylon bơm oxy….           

2. Cách chọn giống và thả giống

Cá giống thả nuôi cần đồng cỡ, khoẻ mạnh, không bị sây sát.

Cần phân cỡ cá và thả từng lồng riêng.

Không thả cá to nhỏ khác nhau trong cùng một lồng dễ xảy ra tình trạng cá lớn ăn cá bé hoặc cá lớn tranh mồi của cá bé dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao.

Kích cỡ giống thích hợp từ 10 – 12cm, trọng lượng khoảng 60 – 70g.

Trước khi thả cá cần xử lý cá qua formol với nồng độ 100ml/m3 trong một giờ có sục khí hay tắm cá qua nước ngọt 5 – 10 phút để loại mầm bệnh ký sinh trên cá.

Nên thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.

Mật độ thả: 15 - 25con/m3.

IV. Chăm sóc và quản lý

1. Quản lý thức ăn cho cá

Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp (cá mối, cá cơm, cá trích, cá liệt…) cá phải tươi, lựa bỏ tạp chất, loại bỏ ký sinh trùng bằng cách ngâm trong nước ngọt trước khi cho ăn để tránh gây bệnh cho cá nuôi. 

Thức ăn được rửa, cắt thành khúc phù hợp với miệng cá và cho ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm (7 -8 giờ) và chiều mát ( 4 -5 giờ).

Cần rãi mồi chậm để cá dễ dàng bắt mồi.

Cho cá ăn từ từ đến khi cá ngừng ăn thì dừng lại tránh để thức ăn rơi xuống đáy lồng.

Lượng thức ăn cho ăn tuỳ thuộc vào trọng lượng cá, cá nhỏ thức ăn bằng 10% trọng lượng thân, cá lớn thức ăn từ 3 – 5% trọng lượng thân.

Tuy nhiên, khi thời tiết, môi trường có sự thay đổi hoặc cá bị nhiễm bệnh cá sẽ giảm ăn vì vậy căn cứ vào tình hình hiện tại để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

  Định kỳ 10 ngày sử dụng vitamin C và khoáng trộn vào thức ăn cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày, để tăng khả năng bắt mồi và sức đề kháng cho cá nuôi.

2. Quản lý lồng và môi trường nuôi

Sau một thời gian nuôi khoảng 1 tháng, lưới lồng sẽ bị các sinh vật biển bám và phá như  hàu, vẹm, thủy tức, rong biển…Điều này làm hạn chế dòng chảy qua lồng, giảm lượng oxy cung cấp, tăng mầm bệnh ký sinh và dễ làm sây sát cá nuôi.

Khi đó nếu kết hợp với một số nguyên nhân khác như môi trường biến động, sức khỏe cá giảm sẽ dễ làm cá nhiễm bệnh.

Vì vậy nên thường xuyên cọ rữa lưới và định kỳ 1 –2 tháng thay lưới một lần.

Thường xuyên lặn theo dõi lồng nuôi, đáy lồng đề phòng lồng bị hư hỏng.

Định kỳ phân cỡ cá nuôi và điều chỉnh mật độ nuôi thích hợp, theo dõi phát hiện bệnh kịp thời để xử lý có hiệu quả.

Định kỳ đo các chỉ tiêu môi trường nước (oxy, pH, nhiệt độ, độ mặn) để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi môi trường thay đổi xấu như nước phát sáng, nhiều cặn bã, sinh vật lạ xuất hiện hay cá xung quanh bị nhiễm bệnh tiến hành treo trong lồng túi thuốc tím, để phòng bệnh cho cá.      


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá mú đen trong ao đất Nuôi cá mú đen trong ao đất

Cá mú (còn gọi là cá song) có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, là đặc sản được tiêu thụ tại nhiều nhà hàng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

27/08/2016
Kỹ thuật nuôi cá bống mú Kỹ thuật nuôi cá bống mú

Cá bống mú là loài thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao, loại cá này thuộc dạng dễ nuôi, tỷ lệ sống trên 90%, nhưng quá trình chăm sóc cũng rất công phu.

27/08/2016
Kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè trên biển - Đặc tính sinh học Kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè trên biển - Đặc tính sinh học

Kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè trên biển - Đặc tính sinh học

27/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.