Trang chủ / Cá nước mặn / Cá đối

Kỹ thuật nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao đất - Phần 1

Kỹ thuật nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao đất - Phần 1
Tác giả: Ngọc Như
Ngày đăng: 27/08/2016

1. Chọn địa điểm ao nuôi:

Nguồn nước dùng để nuôi cá đối mục thương phẩm phải sạch không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, xa nguồn nước thải công nghiệp, đảm bảo các yếu tố môi trường ổn định.

Đồng thời, gần đường giao thông, gần nguồn cá giống (cá tự nhiên và nhân tạo), gần nguồn điện… Chọn vị trí xây dựng ao nuôi ở vùng trung triều, biên độ thủy triều khoảng 2-3m để tiện cho việc cải tạo ao, tháo và lấy nước trong quá trình nuôi, các yếu tố môi trường phải đảm bảo các chỉ tiêu độ mặn 0-30‰, nhiệt độ 26-320C, hàm lượng oxy 3-5mg/l, pH 7,5-8,5, NH3<1mg/l, H2S<0,3mg/l, chất đáy ao là cát bùn, bùn cát, bùn pha sét.

2. Thiết kế, xây dựng và chuẩn bị ao nuôi:

Ao nuôi có diện tích từ 1.000 đến 20.000m2, tốt nhất là từ 2.000 đến 5.000m2; độ sâu mực nước từ 1,2 đến 1,5m, có cống cấp và thoát nước riêng, đáy cát hoặc cát bùn hơi dốc về phía cống thoát.

Các biện pháp cải tạo ao, chuẩn bị ao nuôi tiến hành như sau: Ao nuôi phải được tháo cạn nước, vét bùn, rửa sạch đáy ao, rải vôi với liều lượng từ 10 đến 20kg/100m2 với những ao có pH≥6,5.

Nếu ao có pH≤6, phải tăng liều lượng bón vôi cho ao khoảng 30 đến 50 kg/100m2, kết hợp phơi đáy ao 3 đến 5 ngày.

Trước khi thả giống, ao nuôi phải được cày bừa kỹ và bón lót bằng phân bò ủ hoai với liều lượng 2,5 đến 5 tấn/ha.

Sau đó lấy nước vào ao khoảng 25 đến 30cm và giữ nguyên mực nước đó trong vòng 7 đến 10 ngày để sinh vật phù du phát triển tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.

Mực nước trong ao sau đó được nâng lên 1,5 đến 1,8m và thả cá giống.

3. Kỹ thuật chọn và thả cá:

Cá giống thả vào ao nuôi cá thương phẩm phải đồng đều về kích thước, chiều dài toàn thân đạt 6-8cm, cá không bị bệnh.

Thả cá giống, tùy vào việc nuôi đơn hay nuôi ghép mà hình thức thả giống khác nhau.

Nuôi đơn: Sau khi cải tạo ao, lấy nước vào có thể thả cá giống nuôi ngay với mật độ 2-3 con/m2, cá giống có trọng lượng 10-15g/con, mật độ thả từ 6.500 đến 7.500 con/ha.

Nuôi ghép: Nuôi ghép cá đối mục với cá rô phi và cá chép trong các ao nuôi bán thâm canh, cá đối mục giống được thả với mật độ 3.000-4.000 con/ha, cá chép có trọng lượng 100g/con được thả với mật độ 2.000-3.000 con/ha và cá rô phi có trọng lượng 10-15g/con được thả với mật độ 60.000-75.000 con/ha.

Mục đích của việc nuôi ghép là để cá đối mục ăn bớt tảo và thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí...


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi ghép cá đối mục trong vùng hạ triều ô nhiễm - Kỹ thuật nuôi xen ghép và thu hoạch Kỹ thuật nuôi ghép cá đối mục trong vùng hạ triều ô nhiễm - Kỹ thuật nuôi xen ghép và thu hoạch

Kỹ thuật nuôi ghép cá đối mục trong vùng hạ triều ô nhiễm - Kỹ thuật nuôi xen ghép

26/08/2016
Nuôi cá đối - Lợi cả đôi đường Nuôi cá đối - Lợi cả đôi đường

Mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại xã Tam Quan Nam và thị trấn Tam Quan (Hoài Nhơn, Bình Định) giảm ô nhiễm môi trường, mở ra hướng đi mới.

26/08/2016
Nuôi cá đối - Giải pháp cho các vùng nuôi tôm bị bỏ hoang Nuôi cá đối - Giải pháp cho các vùng nuôi tôm bị bỏ hoang

au hơn hơn 5 tháng triển khai thực hiện, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) huyện Gio Linh đã nuôi thành công cá đối mục thương phẩm trong ao tại xã Gio Mai – huyện Gio Linh.

27/08/2016