Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật nuôi cá chạch bùn

Kỹ thuật nuôi cá chạch bùn
Ngày đăng: 11/09/2015

1. Một số đặc điểm sinh học

Phân loại – phân bố

Chạch bùn còn gọi là chạch đồng. Là một loài cá kinh tế cỡ nhỏ, sống chủ yếu ở lớp bùn trong ao, hồ, ruộng lúa, kênh mương… Ở nước ta, chạch bùn thường gặp ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Miền Trung. Chạch bùn cũng phân bố rộng rãi ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc.

Do thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao tới 18,43%, chất béo ít chỉ có 2,69%, là động vật thủy sản nhiều đạm và ít mỡ, chạch bùn cũng đang là mặt hàng xuất khẩu. Bởi vậy chạch bùn sớm trở thành một đối tượng nuôi.

Hình thái

Cá mình dài, đọan trước vây bụng hình ống tròn, đoạn sau dẹt dần, cuống đuôi dẹt mỏng. Đầu tương đối nhọn, mắt nhỏ có da che phủ. Độ xiên của móm lớn. Miệng ở phía dưới hinh fmóng ngựa. Có 5 đôi râu, khe mang nằm ở chân vây ngực. Hậu môn ở gần vây hậu môn. Vây đuôi hình tròn, tuyến bên hoàn chỉnh. Hai bên lưng màu tro đậm, có con có đốm đen xen kẽ.

Tập tính sống

Là một loài cá sống đáy, sống ở khu vực nông của sông, hồ, ao, ruộng, kênh mương. Cá Chạch có sức thích nghi nhanh ở môi trường xấu. Khi nhiệt độ nước quá cao, hoặc quá thấp chạch rúc xuống bùn. Khi thời tiết thay đổi bất thường hay khi có triệu chứng bệnh, chạch nổi lên mặt nước. Ngoài hô hấp bằng da, mang, chạch còn có thể thở bằng ruột, khi nước thiếu ô xy chạch ngoi lên trực tiếp mặt nước để đớp không khí, thực hiện trao đổi khí ở trong ruột sau đó khí được thải qua hậu môn ra ngoài.

Tính ăn

Chạch ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần sang ăn tạp.

Giai đoạn trưởng thành ăn thực vật là chủ yếu. Cỡ dưới 5cm chủ yếu ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Cỡ 5-8cm ngoài thức ăn ĐVPD, chạch còn ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi lắc.

Cỡ 8-9 cm chạch còn ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non và hạt ngũ cốc, cỡ trên 9 cm chạch chuyển sang ăn thức ăn là thực vật là chính. Nuôi trong ao chạch còn ăn các thức ăn tinh.

Sinh trưởng

Nhiệt độ phù hợp cho chạch sinh trưởng từ 15-30oC, thích hợp nhất từ 25-27oC. Ở nhiệt độ này chạch ăn khỏe và mau lớn. Chạch mới nở chỉ to bằng đầu kim khâu, sau 1 tháng có chiều dài 2-3 cm, sau nửa năm được 4-6 cm, chạch trưởng thành nặng 30-60g, con to nhất nặng 100 g dài 20 cm.

Sinh sản

Chạch bùn thành thục ở 2 tuổi, mùa đẻ trứng thường từ tháng 4-9, rộ nhất từ tháng 5-7. Lượng trứng tùy theo chiều dài thân. Chạch cái dài 8cm có khoảng 7000 trứng; Thân dài 15 cm có sức sinh sản khoảng 12-18.000 trứng.

Thân dài 20 cm có sức sinh sản 16-24.000 trứng. Trứng có dạng hình tròn, đường kính 1,2-1,5 mm, màu vàng, có tính dính nhưng lực bám không mạnh. Khi đẻ trứng chạch đực dùng móm kích thích vào bụng chạch cái, chạch cái ngoi lên mặt nước, con đực đuổi theo liền và quấn chặt vào thân con cái, lúc này con cái đẻ trứng, con đực phóng tinh.

Trứng chạch dính trên cỏ nước hoặc các vật bám khác, sau 2-3 ngày trứng nở thành chạch bột.

2. Kỹ thuật nuôi chạch bùn

Cho đẻ và ương chạch con

Đầu tiên phải chọn chạch bố mẹ đã thành thục tốt. Chạch cái thân dài 13 cm, nặng trên 20 g, bụng to và mềm, không bệnh tật, màu vàng cam, chạch đực dài trên 10cm. Nhìn bên ngoài con đực và con cái khác nhau rõ.

Đặc trưng bên ngoài của chạch đực và chạch cái

Đặc trưng Thể hình Vây ngực Vây lưng
Chạch cái Hình ống tròn, bụng to tròn Rộng và ngắn nhỏ, đầu trước hơi tròn Không có hình gì đặc biệt
Chạch đực Hơi giống hình chóp chòn, bụng bé Con đực to hơn con cái Hai sườn đầu cuối của chân vây ngực có mẫu thịt nổi rõ rệt

 

Khi sinh sản nhân tạo trước hết phải tiêm thuốc kích thích, thuốc thường dùng là não thùy cá chép và Prolan B (HCG), liều dùng cho 1 chạch cái là 1 não thùy cá chép hoặc 100-150UI HCG. Liều dùng cho chạch đực bằng 50%.

Vị trí tiêm ở đường giữa phần bụng đoạn giữa vây ngực và vây bụng.

Tiêm xong bỏ cá vào giai cước cho chạch đẻ trứng. Trong giai treo các tổ đẻ, mỗi giai thả 20-40 con, tỷ lệ đực : cái = 1:1, 1:2. Nếu tiêm lúc 6 giờ tối thì 6 giờ sáng hôm sau chạch đẻ. Khi chạch đẻ xong đem các tổ đẻ đã được trứng bám nhiều đưa vào bể ấp (nếu để tổ đẻ lâu trong giai sẽ bị chạch bố, chạch mẹ ăn hết trứng).

Nếu làm thụ tinh nhân tạo, trước hết mổ chạch đực lấy sẹ, cắt nhỏ, dầm vào nước muối sinh lý, sau vuốt trứng cá cho vào thụ tinh, trứng thụ tinh rắc bám dính vào tổ cá, đưa tổ cá vào bể ấp.

Ương chạch con

Ương trực tiếp trong bể ấp trứng. Diện tích bể 30-50 m2, nước sâu 30-40 cm, bể có lưới chắn. Mật độ ương 300 con/m2. Trước khi ương phải tẩy dọn, sát trùng bể ương, bón phân gây màu, sau khi thả chạch vào tiếp tục bón phân và cho ăn thức ăn. Lượng thức ăn hàng ngày 5-8% trọng lượng chạch con. Ngày cho ăn 3-4 lần. Khi Chạch đạt cỡ 5-6 cm nặng 1,5-2 g đưa ra nuôi thương phẩm. Nuôi chạch con qua đông đến tháng 4, 5 chuyển sang ao nuôi chạch thương phẩm.

Nuôi cá chạch thương phẩm

Tiêu chẩn cá chạch thương phẩm phải đạt kích cỡ trên 8cm và nặng trên 10g/con

– Nuôi cá chạch thương phẩm trong ruộng: yêu cầu bùn ruộng hơi chua, ít cát bùn, không có mạch nước ngầm phun lên, bờ ruộng chắc chắn, có lưỡi chắn giữ đảm bảo, trong ruộng đào một vài hố nhỏ rộng 4-6m2, sâu 30-40 cm để cho chạch trú nắng và cũng là nơi thu hoạch khi tháo cạn nước ruộng.

Mật độ thả 10 kg chạch giống trong 100 m2. Mỗi ngày cho chạch ăn 1-2 lần bằng thức ăn tinh với lượng 5% trọng lượng chạch thức ăn công nghiệp dùng cho cá Chạch có hàm lượng đạm từ 30-35%. Nếu ruộng được bón lót đầy đủ có nhiều thức ăn tự nhiên thì có thể giảm thức ăn tinh.

Nuôi trong ruộng có thể đạt tỷ lệ sống 70-90%.

– Nuôi trong ao. Sử dụng ao nông, có diện tích 100-200 m2, mức nước sâu 30-40cm. Trong ao có hố sâu 60-70 cm. Thả 15 kg chạch giống /100 m2 ao. Tỷ lệ sống đạt 65-80%. Nuôi trong ao tốc độ tăng trọng của chạch thấp hơn nuôi trong ruộng.

Tags: ca, ca chach, thuy san, nuoi trong thuy san, nuoi ca chach bun, nuoi ca


Có thể bạn quan tâm