Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 17/02/2016

Tuy nhiên để nghề chăn nuôi bò nhốt thực sự mạng lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tính bền vững, thì người nuôi cần nắm vững Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng.

1.Chuồng trại:

Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò.

Xây dựng chuồng nuôi bò ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/ con.

Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy.

Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát.

Cần trang bị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo.

Kích thước máng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm.

Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%.

Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, ..vv.

2.Vệ sinh thú y:

- Tiêu độc, khử trùng và vệ sinh chuồng trại.

- Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ.

Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải.

Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò.

- Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh.

- Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay.

- Tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, ...

- Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.

- Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới.

- Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y.

3.Tẩy ký sinh trùng cho bò:

Để bò khỏe mạn lớn nhanh cần tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:

a. Đối với ngoại ký sinh trùng:

Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa.

Pha và sử dụng thuốc Nevugvon với liều phổ biến 1à 25g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng.

Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là vùng bẹn, nách và yếm.

Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc.

Không để thuốc bám vào người, quần áo.

Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

b. Đối với nội ký sinh trùng:

Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan.

Liều lượng: Levamisole 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng.

Fasinex dùng 1 viên /75kg thể trọng.

Cách sử dụng: Cho uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.

  4. Khẩu phần ăn cho bò:

Để bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể.

Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô trong một ngày, còn thức ăn thô xơ khoảng 15 - 20kg.

Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò.

Bò có thể tự do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau.

Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng.

Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao.

Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc axít (acidosis).

Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh.

Khẩu phần ăn cho bò nhốt chuồng bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin.

Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu chính như sau:

- Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ băm nhỏ, thức ăn băm nhỏ ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.

- Thức ăn tinh hỗn hợp: Các loại Sắn nghiền, ngô nghiền, khô dầu lạc, bột keo dậu.

Thức ăn tinh hỗn hợp...

chiếm 40 - 45% vật chất khô trong khẩu phần.

Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên, bổ sung khoáng và vitamin phối hợp thành khẩu phần thức ăn tinh hoàn chỉnh để cho bò ăn theo 4 công thức (xem bảng)

Nguyên liệu

Công thức

1

2

3

4

Sắn nghiền (%)

40

40

50

50

Ngô nghiền (%)

10

10

10

10

Rỉ mật (%)

30

30

20

20

Khô dầu lạc (%)

18

12

18

12

Bột keo dậu (%)

-

6

-

6

Urê (%)

-

0.5

0.5

1

Bột xương (%)

1

1

1

1

Muối ăn (%)

1

0,5

1

0,5


Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý khi làm chuồng nuôi cho bò sữa Những lưu ý khi làm chuồng nuôi cho bò sữa

Bò sữa đang nuôi phổ biến hiện nay ở nước ta là con lai có từ 50% đến 87,5% máu bò Hà Lan vì thế khả năng chịu đựng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất kém.

12/01/2016
Bệnh tele trùng Theilenosis ở bò Bệnh tele trùng Theilenosis ở bò

Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy, hình vòng hay chấm có khi hình hoa thị, đường kính nhỏ 0,3 – 2 micromet. Bệnh được truyền do ve hút máu bò.

12/01/2016
Bò Brahman trắng và Brahman đỏ Bò Brahman trắng và Brahman đỏ

Bò Brahman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn Độ (Bos primigenius indicus).

17/02/2016