Kỹ Thuật Làm Bầu Ngô Dinh Dưỡng

Vụ ngô đông năm nay ở tỉnh ta thời vụ rất khẩn trương, do vụ mùa gieo cấy muộn nên đa số diện tích ngô đông phải trồng sang tháng 10 nên ảnh hưởng lớn đến năng suất. Để đảm bảo năng suất ngô ngoài việc chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 100 ngày để trồng, bà con có thể làm ngô bầu đúng kỹ thuật, rút ngắn thời gian sinh trưởng của ngô 6-8 ngày.
- Nguyên liệu: Dùng 3 chậu bùn ao (không quá hẩu) + 2 kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg super lân trộn rải đều trên 1m2 mặt luống, tạo thành lớp bùn dày 5-6cm (khoảng 7-9 m2 bầu ngô trồng được 1 sào). Khi bùn se mặt, dùng dao rạch thành ô vuông với kích thước 7x7cm (rạch sâu 1/3-1/2 bầu).
Để tiện vận chuyển bầu, có thể làm theo cách: trước khi rạch 7 ngày tiến hành gặt trước 12m2 lúa/sào để làm nền hoặc bầu tại ruộng, yêu cầu đảm bảo bùn nhuyễn, thoát nước và bón đủ phân lót.
- Ngâm ủ hạt và tra hạt vào bầu: Khi bắt đầu lấy bùn làm bầu, tiến hành ngâm hạt trong nước sạch 12 giờ, vớt hạt, rửa sạch nước chua, đem ủ 16 - 20 giờ, khi hạt nứt nanh đem gieo hạt vào bầu. Dùng ngón tay chọc 1 lỗ giữa bầu, sâu 1cm, đặt hạt ngô vào lỗ, rễ quay xuống, mầm không sát bùn, dùng đất bột lấp kín hạt. Giữ cho bầu đủ ẩm bằng cách tưới nước 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Trong 3 ngày đầu, cần che phủ mặt luống, đề phòng mưa to. Thời gian cây ngô sống trong bầu từ 6 đến 8 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Bắp là loại cây lương thực có tỷ lệ tinh bột, protein và lipid khá cao ở hột. Bắp nếp (Zea mays var. ceratira) được trồng phổ biến ở nước ta với các giống: bắp nếp Nù, bắp nếp Long Khánh, bắp nếp tím Ban Mê Thuột…Ở Vĩnh Long với bắp nếp Nù nổi tiếng được trồng nhiều ở huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Trà Ôn,…

Tiến sĩ Nguyễn Thùy Châu - Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa nghiên cứu thành công giải pháp chống nấm mốc trên ngô một cách hữu hiệu: sử dụng chế phẩm Bacillus Pumillus.

Để giúp bà con nông dân tranh thủ được thời gian gieo trồng kịp thời vụ, nhất là sau đợt mưa to, lúa ngập nặng của nhiều tỉnh trong những ngày giữa tháng 9 vừa qua, chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm làm đất tối thiểu-một TBKT đã được Bộ NN-PTNT công nhận và đưa vào áp dụng sản xuất vụ đông trong những năm qua.

Hiện nay diện tích ngô ở Nghệ An hằng năm khoảng 60-70 nghìn ha. Trong đó diện tích ngô vụ xuân chiếm trên dưới 16.000ha, ngô hè trên 12.000ha bố trí chủ yếu trên các chân đất bãi ven sông. Mặc dù không chiếm ưu thế về diện tích nhưng đây là vùng ngô tập trung làm hàng hoá của Nghệ An.

Bệnh sương mai hại ngô chưa được nghiên cứu nhiều và đến thời điểm hiện tại ở VN cũng chưa có công trình khoa học nào công bố một cách đầy đủ. Vì thế công tác khuyến cáo chuyên môn và người dân còn nhiều lúng túng biện pháp phòng trừ.