Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kỹ Thuật Để Nâng Cao Năng Suất Và Giá Trị Chăn Nuôi Trâu Bò

Kỹ Thuật Để Nâng Cao Năng Suất Và Giá Trị Chăn Nuôi Trâu Bò
Ngày đăng: 27/09/2012

Chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống của nông dân Việt Nam. Chăn nuôi trâu bò ở nước ta mang tính kiêm dụng theo hướng khai thác sức kéo - phân bón -thịt. Thời gian gần đây, chăn nuôi trâu bò đang chuyển sang kiêm dụng thịt – phân bón – sức kéo và dần hình thành hướng chăn nuôi chuyên thịt (chủ yếu trên bò).

Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng đàn bò nước ta là 5,7 triệu con; tổng đàn trâu 2,9 triệu con. Nhìn chung, do chăn nuôi vẫn mang tính tận dụng là chính nên năng suất chăn nuôi còn thấp và chất lượng thịt không cao.

Thịt trâu bò là loại “thịt đỏ”, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Nhu cầu tiêu thụ loại thịt này ngày càng tăng nhưng hiện nay lượng thịt trâu bò sản xuất ra mới chỉ chiếm khoảng 7,5% trong cơ cấu các loại thịt gia súc, gia cầm cung cấp cho thị trường.

Để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu bò, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp từ các giải pháp kỹ thuật (về giống, cải thiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y - phòng trừ dịch bệnh …) đến các giải pháp về cơ chế chính sách, về thị trường.

Trong chăn nuôi trâu bò có hai giải pháp kỹ thuật, đó là cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam và vỗ béo trâu bò trước khi giết thịt. Hai công nghệ này đang được áp dụng trong sản xuất thông qua các chương trình, dự án khuyến nông triển khai từ nhiều năm nay và đã được chứng minh có hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Chúng tôi trình bày dưới đây cách tính toán làm cơ sở kinh tế - kỹ thuật cho việc mở rộng quy mô áp dụng hai công nghệ này để nâng cao năng suất và giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trâu bò

1. Cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam

Bò Vàng Việt Nam (còn gọi là bò cóc, bò địa phương) có nhiều đặc tính quý như nhanh nhẹn, thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, chịu được kham khổ. Nhược điểm lớn nhất của bò Vàng Việt Nam là tầm vóc nhỏ bé, khối lượng thấp (khối lượng bình quân toàn đàn 160-200 kg), sản lượng sữa và thịt đều rất thấp. Từ gần 20 năm nay chúng ta đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò Vàng, làm tăng tỷ lệ bò lai bình quân 1%/năm. Hiện tỷ lệ đàn bò lai chiếm khoảng 35% tổng đàn và mục tiêu đến 2015 đạt 40%. Chúng ta càng tăng tỷ lệ đàn bò lai thì năng suất chăn nuôi và giá trị sản xuất của chăn nuôi bò thịt càng cao.

Ví dụ, nếu chúng ta đạt được mục tiêu đàn bò lai chiếm 40% (tăng 5% so với hiện nay) chúng ta sẽ có thêm: 5,7 triệu bò x 5% = 285.000 bê lai Zebu được sinh ra. Tỷ lệ nuôi sống số bê này đến 12 tháng tuổi là 80%, tức là còn 228.000 con. Nuôi đến giai đoạn giết thịt mỗi con bò này có khối lượng cao hơn bò Vàng Việt Nam trung bình 60 kg. Như vậy, sản lượng thịt bò hơi tăng thêm là: 228.000 con x 60 kg = 13.680 tấn và giá trị tính bằng tiền tăng thêm là: 13.680 tấn x 50.000 đồng/kg = 684 tỷ đồng. Còn nếu chúng ta đạt được tỷ lệ bò lai 45% (tăng 10% so với hiện nay) chúng ta sẽ có thêm 570.000 bê lai được sinh ra, có 456.000 con được nuôi sống đến 12 tháng tuổi và chúng ta sản xuất thêm 27.360 tấn thịt bò hơi, tương đương với 1.368 tỷ đồng.

Ngoài ý nghĩa làm tăng năng suất và giá trị chăn nuôi như tính toán, đàn bò lai Zebu còn phục vụ như một đàn bò nền để lai với các giống bò chuyên thịt ôn đới, tạo ra hệ thống sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao.

2. Vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt

Hiện nay, chăn nuôi trâu bò chủ yếu theo phương thức quảng canh, tận dụng và ít đầu tư. Trâu bò giết thịt chủ yếu thuộc diện loại thải. Chúng ta cũng chưa có thói quen vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt nên năng suất và chất lượng thịt không cao, giá trị chăn nuôi thấp.

Công nghệ vỗ béo trâu bò rất đơn giản, có thể áp dụng cho trâu bò loại thải (trâu bò già, hết khả năng cày kéo, sinh sản; bò cái hết khả năng vắt sữa) và cả trâu bò non hết giai đoạn nuôi lớn. Việc vỗ béo chẳng những làm tăng khối lượng cơ thể trâu bò (có thể đạt tăng trọng bình quân 700g/ngày) mà còn tạo ra sản phẩm thịt ngon hơn, chất lượng hơn. Bên cạnh đó, hiệu quả chăn nuôi và giá trị sản xuất chăn nuôi trâu bò tăng lên rõ rệt.

Theo khảo sát, hiện nay, mỗi năm nước ta giết thịt khoảng 200.000-220.000 con trâu, với tổng khối lượng hơi khoảng 57.000 – 60.000 tấn và 580.000 - 600.000 con bò, với tổng khối lượng hơi khoảng 120.000 – 125.000 tấn. Nếu được vỗ béo mỗi con sẽ tăng khối lượng thêm khoảng 15 kg/tháng. Thời gian vỗ béo có thể là 2 – 3 tháng, lượng thịt hơi và giá trị chăn nuôi sẽ thu được như sau:

+ Vỗ béo 02 tháng: 800.000 trâu bò x 15 kg/con/tháng x 2 tháng = 24.000 tấn. Với giá bán 50.000 đồng/kg chúng ta sẽ có thêm khoản tiền là 1.200 tỷ đồng

+ Vỗ béo 03 tháng: 800.000 trâu bò x 15 kg/con/tháng x 3 tháng = 36.000. Chúng ta sẽ có thêm khoản tiền là 1.800 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Sữa non từ bò mẹ khi được bảo quản đúng cách vẫn rất tốt cho bê con Sữa non từ bò mẹ khi được bảo quản đúng cách vẫn rất tốt cho bê con

Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Texas và trường Đại học Florida thực hiện cho thấy, sữa non của bò mẹ dù là sữa mới vắt hay được bảo quản đông lạnh đều là thức ăn tốt nhất đối với các con bê con mới chào đời.

26/04/2016
Vai trò của Toyocerin đối với khả năng miễn dịch của bê Vai trò của Toyocerin đối với khả năng miễn dịch của bê

Hệ thống miễn dịch là một nhóm phức tạp của các quá trình sinh học đảm nhiệm việc duy trì sức khỏe cho động vật.

28/04/2016
Phân tích DNA có thể giúp lựa chọn các giống bò tốt nhất Phân tích DNA có thể giúp lựa chọn các giống bò tốt nhất

Cho đến nay, ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt vẫn đang sử dụng các công nghệ thấp để đánh giá chất lượng thịt bò như đánh giá dựa trên trọng lượng thịt và tỷ lệ mỡ và thịt. Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống như vậy có thể thiếu khả năng cạnh tranh ở quy mô công nghiệp.

28/04/2016
Trong chăn nuôi bò thịt, giai đoạn bê sữa góp phần tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính Trong chăn nuôi bò thịt, giai đoạn bê sữa góp phần tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính

Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng, gia súc tạo ra khí các-bon đioxyt và mê-tan trong suốt cuộc đời của chúng, nhưng một nghiên cứu mới đây đã xác định chính xác là giai đoạn bê sữa được cho là một giai đoạn chính góp phần vào khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình chăn nuôi bò.

02/05/2016
Nghiên cứu mối liên hệ giữa tính khí của gia súc với các đặc tính sản xuất, miễn dịch Nghiên cứu mối liên hệ giữa tính khí của gia súc với các đặc tính sản xuất, miễn dịch

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các nhà khoa học trường đại học đã phát hiện ra rằng, tính khí của gia súc ảnh hưởng đến cách thức xử lý của động vật, cách thức hoạt động và phản ứng với bệnh của chúng.

02/05/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.