Kỹ Thuật Chọn Giống Lợn Tốt

“Tốt nái tốt một ớ, tốt đực tốt cả đàn”, kinh nghiệm này của nhân dân ta đủ thấy vai trò của công tác chọn giống trong chăn nuôi quan trọng như thế nào.
Chọn giống lợn đực và nái sinh sản
- Nên mua ở những trại giống có uy tín, được công nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất giống.
- Những tiêu chuẩn quy định cho dòng cha mẹ có giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ mỏng (nhỏ hơn 3cm). Dài đòn, đùi và mông to. Đẻ sai, 8-10 con/lứa. Trọng lượng sau cai sữa đạt 15kg/con trở lên. Thức ăn tiêu tốn ít, 3,2-3,5kg/kg tăng trọng. Phàm ăn, chịu đựng khí hậu nóng.
- Ngoại hình đối với giống lợn Yorkshise Large White (Đại bạch): lông trắng, tai đứng, mõm thẳng, ngực rộng; ngoại hình, thể chất vững chắc.
Giống Landrace: Dài đòn, mông nở, ngực hẹp, mõm dài thẳng, tai to cụp về phía trước, mình lép, bốn chân hơi yếu, lông da trắng.
Giống Duroc (lợn bò): Ngoại hình cân đối, bộ khung vững chắc, bốn chân khoẻ mạnh, tỷ lệ nạc cao, màu lông thay đổi từ nâu nhạt, trắng đến nâu đậm, mõm thẳng và dài vừa, tai ngắn, cụp.
Giống Berkshire: Tầm vóc hơi thấp, màu lông da đen, có sáu đốm trắng (ở 4 chân, chót đuôi và trán), mõm cong, mặt lõm, tai đứng hơi nghiêng về phía trước.
Lợn đực giống: Chọn con đực khoẻ, tốt nhất trong đàn, lưng thẳng, vai cứng, bốn chân thẳng, lông mềm và thưa, da mỏng hồng hào, nhanh nhẹn, móng chân bằng (móng hến), gọn, đuôi to xoắn.
Có sáu cặp vú đều đặn, không lép. Dịch hoàn đều hai bên, nổi rõ, gọn và chắc.
Lợn nái sinh sản: Chọn con đầu to vừa phải, cân đối với thân. Mõm bẹ, mông nở, chân to, không có ngấn vai đai cổ, lưng thẳng, bụng gọn. Chọn con có hàng vú dọc thẳng hàng và cách đều nhau, hàng vú ngang rộng. Vú chẵn, có từ 12 vú trở lên.
Chọn lợn thịt
Chọn con 55-60 ngày tuổi, có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống, nhanh nhẹn, da hồng hào, lông mềm và thưa.
Trọng lượng lúc 2 tháng tuổi đối với lợn ngoại thuần hay lai F1 phải đạt trung bình 15-20kg, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng trước khi tách đàn 7-10 ngày.
Lợn phải chọn từ những nái có sữa tốt, đẻ nhiều, dễ nuôi, tạp ăn và được lai với con đực không cận huyết.
Có thể bạn quan tâm

Giống lợn con sinh ra có nguồn gốc bố, mẹ khoẻ mạnh. Để cho lợn khoẻ mạnh cần tiêm sắt cho lợn con khi mới sinh ra từ 3 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi, tiêm đủ 3 lần.

Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều, trọng lượng lợn sơ sinh cao, người chăn nuôi cần phải chọn được thời điểm phối giống cho lợn nái thích hợp.

Cũi đẻ cho lợn nái nhằm cách ly với nền chuồng, giảm hao hụt lợn con do bị đè, giảm tỉ lệ mắc bệnh đường ruột trước khi cai sữa, nâng cao số con sống trên ổ lúc cai sữa. Cũi úm cho lợn con sau cai sữa, để nuôi lợn con sau cai sữa (từ 30-60/75 ngày tuổi) đạt tỉ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh.

Bệnh kiết lị ở lợn còn gọi là bệnh hồng lị (tiêu chảy ra máu) là loại bệnh truyền nhiễm lây lan cao, bệnh gây ra bởi loài xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteria gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là 8-14 tuần tuổi.

Lợi ích chính và quan trọng nhất của sử dụng thụ tinh nhân tạo (TTNT) là nhằm nhân rộng nguồn gen ưu việt, giúp người chăn nuôi sử dụng con giống chất lượng tốt nhất từ bên ngoài.