Kỹ thuật chiết cành nhân giống
Cách chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới. Đối với việc nhân giống bưởi diễn, cam canh hay các cây ăn quả lâu năm, chúng ta nên áp dụng kỹ thuật chiết cành.
Cách chiết cành còn là phương pháp truyền thống so với phương pháp ghép mắt cây chiết cành nhanh cho quả hơn, khoảng một năm là cây cho quả, cây không bị thoái hóa và giữ nguyên được các ưu điểm của cây bố mẹ.
Kỹ thuật chiết cành
Các bước thực hiện như sau:
Chọn cành chiết:
+ Bà con chọn cành giữa tán cây, cành có góc từ 2-3 nhánh cành.
+ Đường kính cành chiết từ 1,5-2cm.
+ Cành chiết cần chọn cành khoẻ, không mọc xiên, cây có quả sai và ngon ngọt.
Phương pháp chiết cành:
– Dùng dao cắt khoanh khoảng 2cm, tách bỏ hết vỏ.
– Sau khi bóc bỏ lớp vỏ xong dùng dao cạo sạch lớp nhớt để tránh cho vỏ tái sinh và để từ 1 đến 2 ngày cho vỏ ráo nhựa hoặc dùng giẻ lau kỹ phần cắt.
– Sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt.
Kỹ thuật chiết cành:
– Dùng đất bó bầu.
+ Yêu cầu đất bó bầu là đất phù sa có độ ẩm từ 70 - 80%, trộn với 1/3 phân bón hữu cơ, phân hoai mục.
+ Đắp đất quanh bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở trên mép vết cắt, rất cần thoáng nhiều oxy nên cần chọn đất xốp và nhiều phù sa. Ở miền bắc thường dùng đất trộn rơm hoặc bèo tây, đã được băm vụn giúp bầu đất thoáng khí hơn…
– Dùng nilon bọc bầu lại bao quanh cành chiết, sau đó dùng lạt buộc 2 đầu bầu.
+ Chú ý: Dây buộc phía trên nên buộc chặt còn phía dưới thì buộc lỏng hơn đề phòng vào mùa mưa khi nước lọt vào bầu thì sẽ thoát đi dễ dàng.
Sau khi thực hiện xong phương pháp chiết cành từ 2-3 tháng, ta kiểm tra thấy ngọn cành chuyển màu vàng và nhìn vào bầu đất có rễ mọc ra nhiều từ màu trắng chuyển sang màu nâu thì ta cắt bầu đem đi giâm.
Thời vụ chiết bưởi:
– Nên chiết cành vào vụ xuân để vào thu trồng hoặc giâm xuống đất hoặc là chiết vào đầu mùa thu để vào đầu mùa xuân trồng, vào những thời vụ như vậy chiết cành sẽ đạt hiệu quả tốt nhất vì thời tiết thuận lợi cho các cây trồng đâm chồi nảy lộc./.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay tại nhiều địa phương trong tỉnh, một số loại sâu, bệnh đã phát sinh và đang bắt đầu gây hại trên cây ăn quả như: Bệnh ghẻ sẹo, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bù
Đậu Hà Lan yêu cầu dinh dưỡng khoáng không cao. Cây có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, từ đất cát nhẹ nhiều mùn đến đất sét nặng
Bài viết sau sẽ giới thiệu tới các bạn một số loại rau trồng trái vụ cho năng suất cao.