Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt Chất Lượng Cao

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt Chất Lượng Cao
Ngày đăng: 11/12/2011

Thời gian qua, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Hà Tĩnh đã triển khai mô hình nuôi bò lai Zê bu chất lượng cao tại huyện Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh và mô hình chăn nuôi bò 3/4 máu ngoại tại huyện Đức Thọ. Đến nay toàn tỉnh đã có hàng trăm con bê lai ra đời, được người chăn nuôi đồng tình cao. Thành công của mô hình góp phần cải tạo chất lượng giống và từng bước thay đổi tư duy, tập quán chăn nuôi bò truyền thống sang phương thức chăn nuôi bò lai Zê bu theo hướng thâm canh cho các hộ nông dân, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thịt bò cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán tiêu thụ ở địa bàn các tỉnh thành khác.

Qua đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn tại các điểm triển khai mô hình chăn nuôi, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật chính trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao để bà con nông dân tham khảo và áp dụng.

1. Chọn giống: Để tạo bò lai hướng thịt chất lượng cao cần phải chọn những con bò cái có 1/2, 1/3 hoặc 3/4 máu các giống bò lai trong nhóm Zê bu như sind, Sahiwal, Brahman. Nên chọn những con có trọng lượng từ 220 kg trở lên, khoẻ mạnh, không bệnh tật, có khả năng sinh sản tốt (chọn ngoại hình) cho phối giống với bò trong nhóm Zê bu hoặc các giống bò chuyên thịt như: Smemtal, Charolais, Limouse, Droumaster...

2. Chăm sóc nuôi dưỡng bò mẹ và bê con:

a) Nuôi dưỡng bò mẹ: Cần phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò mẹ nuôi thai và nuôi con (tiết sữa cho con).

Khẩu phần dinh dưỡng cho 1 con mẹ sinh sản có trọng lượng cơ thể từ 220-250 kg tính như sau: Nếu bò được chăn thả 7-8 giờ/ngày, lượng thức ăn thô xanh bổ sung tại chuồng từ 12-15 kg/con/ngày và rơm ủ với u rê 4% từ 2-3 kg /con/ngày. Đối với bò có chửa, ngoài những thức ăn trên cần bổ sung 30-40gam bột xương, mỗi ngày bổ sung cám gạo hoặc bột ngô từ 1,2-1,5 kg. Không bắt bò làm việc nặng như cày bừa, kéo xe… Tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng mang thai thứ ba, thứ bảy, thứ tám và thứ chín.

b) Nuôi bê con:

Giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi: nên nuôi bê ở cạnh nhà. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm phải khô, sạch. Cho bê bú trực tiếp sữa mẹ, chăn thả theo mẹ. Nên thả bê ở bãi chăn gần chuồng. Khi bê được 1 tháng tuổi nên tập cho bê ăn cỏ non, ăn thức ăn tinh.

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi- 24 tháng tuổi: nuôi vỗ béo cho bê. Thời gian vỗ béo cho bê là 75-90 ngày. Lượng thức ăn như sau: Nếu chăn thả 7-8 giờ/ngày, lượng bổ sung gồm 8-10 kg cỏ tươi tại chuồng, 1-2 kg thức ăn hỗn hợp, cho bò liếm tảng liếm tự do. Cung cấp đầy đủ nước nhưng phải đảm bảo sạch, không có hoá chất độc hại.

Chú ý: Cần phải tẩy giun sán trước khi vỗ béo bê. Cần phải tập cho bê ăn thức ăn hỗn hợp và tảng liếm mỗi bữa 1 ít để bêò làm quen với thức ăn.

3. Về thức ăn: Trong chăn nuôi bò lượng thức ăn thô xanh chiếm từ 85-90% khẩu phần ăn hàng ngày, do đó các hộ cần phải dành diện tích đất để trồng một số giống cỏ có năng suất chất lượng cao như: Cỏ voi, Ghi nê, Ru zi, Sty lô, cỏ VA06… Cần có kế hoạch dự trữ các loại rơm rạ, cỏ khô để làm thức ăn cho bò trong vụ đông xuân.

4. Phòng trừ một số bệnh: Thực hiện tốt lịch tiêm phòng các loại bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng,… theo quy định của ngành thú y đề ra. Định kỳ tẩy giun, sán (sán lá gan, sán dạ cỏ, …) cho bò bằng các loại thuốc đặc hiệu như dùng thuốc tẩy giun Lêvamisol với liều lượng 1ml/8-10 kg trọng lượng bò hơi; thuốc tẩy sán DextilB với liều 1 viên thuốc dùng cho 75 kg trọng lượng bò hơi, phòng trị các loại bệnh ký sinh trùng đường máu cho bò.

5. Chuồng trại: Chuồng trại chăn nuôi bò thịt phải đảm bảo các yếu tố như sau:

- Đông ấm, hè mát, nền chuồng không trơn trượt, diện tích từ 4-5 m2/con; thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng. Chuồng có thể xây 1 dãy hoặc 2 dãy. Có thể tận dụng các vật liệu sẵn có như tranh, tre, lá cọ… để làm chuồng nhằm hạ giá thành. Cần phải xây dựng hầm biogas để bảo đảm vệ sinh môi trường, đồng thời có khí để đun nấu và thắp sáng, mỗi gia đình nuôi 2-3 con bò xây 1 bể từ 5-7 m3 thì có thể sử dụng cho gia đình 5-6 khẩu.

Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nói riêng nếu các hộ thực đúng, đủ các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sẽ phát triển chăn nuôi bền vững và mang lại hiệu quả cao


Có thể bạn quan tâm

Thành phần và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa trong chăn nuôi bò sữa Thành phần và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa trong chăn nuôi bò sữa

Thành phần và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa trong chăn nuôi bò sữa

12/01/2016
Bệnh Xeton huyết ở bò Bệnh Xeton huyết ở bò

Xeton huyết ở bò là bệnh đặc trưng rối loạn trao đổi protit, gluxit và chất béo kèm xuất hiện các triệu chứng tăng xeton huyết, xeton niệu, xeton sữa và giảm đường huyết. Xeton huyết là một trong những bệnh chiếm hàng đầu trong số các bệnh rối loạn trao đổi chất ở bò sữa.

12/01/2016
Ba biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản ở bò cái Ba biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản ở bò cái

Gần đây nhiều người chăn nuôi bò sữa, bò thịt phản ánh về hiện tượng bò cái trong giai đoạn sinh sản thường hay xảy ra trường hợp bò chậm sinh, bò thụ tinh nhân tạo nhiều lần không chửa, bò hay bị sảy thai, phối đi phối lại nhiều lần không chửa làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi.

12/01/2016
Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính

Trong chăn nuôi hiện nay đã có những bước đột phá về công nghệ để mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó phải kể đến công nghệ về sản xuất giống. Chúng tôi xin giới thiệu một số quy trình, kỹ thuật, ưu nhược điểm và những lưu ý khi sử dụng tinh phân biệt giới tính trong chăn nuôi bò sữa.

12/01/2016
Những lưu ý khi làm chuồng nuôi cho bò sữa Những lưu ý khi làm chuồng nuôi cho bò sữa

Bò sữa đang nuôi phổ biến hiện nay ở nước ta là con lai có từ 50% đến 87,5% máu bò Hà Lan vì thế khả năng chịu đựng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất kém.

12/01/2016