Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Bê Cái Hướng Sữa Giai Đoạn Bú Sữa

Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Bê Cái Hướng Sữa Giai Đoạn Bú Sữa
Ngày đăng: 08/08/2013

1. Chăm sóc và nuôi dưỡng trong thời gian bú sữa đầu (từ khi sinh đến 7 ngày tuổi)

Ngay sau khi bê được sinh ra, nếu dây rốn không tự đứt, người đỡ đẻ dùng tay trái cầm rốn bê, cách cuống rốn khoảng 10 cm, đồng thời dùng ngón trỏ và ngón cái tay phải vuốt mạnh rốn xuôi về cuống và cắt rốn ở khoảng cách 5 - 6 cm, sau đó sát trùng chỗ cắt bằng cồn iốt 5%.

Dùng tay móc nhớt bẩn trong miệng bê. Dùng khăn, bao tải, rơm khô mềm lau toàn bộ cơ thể. Cho bê ăn sữa đầu ngay, càng sớm càng tốt. Sữa đầu rất quan trọng vì giúp tẩy sạch đường tiêu hoá, chứa nhiều kháng thể và các chất dinh dưỡng khác, làm tăng sức đề kháng của bê, tạo thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển sau này.

Khi cho bê ăn sữa đầu cần lưu ý:

- Phải lau rửa sạch bầu vú bò mẹ trước khi vắt sữa đầu.

- Vắt ra cho bê ăn ngay, cho ăn bằng xô hay bình, xô và bình phải rất sạch sẽ.

- Sữa của bò mẹ nào thì cho chính bê đó ăn. Trường hợp bò mẹ bị viêm vú, mất sữa đột ngột hoặc chết, có thể lấy sữa đầu của bò mẹ khác thay thế.

- Lượng sữa đầu cho bê ăn khoảng 2 – 4 kg/ngày (bằng khoảng 1/10 trọng lượng cơ thể) và chia làm 3 – 5 lần.

Lúc đầu bê chưa quen ăn sữa trong xô, cần tập cho bê như sau: nhúng ngón trỏ vào xô sữa, cho bê mút ngón tay, đồng thời từ từ hạ tay xuống xô sữa và cứ làm như vậy cho đến khi bê quen ăn sữa trong xô.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi sinh, bôi thức ăn tinh hỗn hợp quanh môi, miệng bê để bê làm quen và tập ăn.

Giai đoạn đầu mới sinh, bê chưa quen với điều kiện bên ngoài môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật, do đó nên nuôi bê trong cũi riêng với kích thước dài 150 cm x rộng 100 cm x cao 120 cm. Cũi nuôi bê cần lót rơm khô, sạch, mềm. Đặt cũi nơi thoáng, khô ráo, tránh gió lùa và ẩm ướt. Thời gian nuôi bê trong cũi chỉ nên 3 tuần đầu sau khi sinh. Vào mùa đông thời gian nuôi trong cũi có thể kéo dài hơn.

2. Chăm sóc và nuôi dưỡng bê cái đến khi cai sữa

Sau khi ăn hết sữa đầu, chuyển bê sang chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng giai đoạn bú sữa thường. Giai đoạn này thường kéo dài 3 – 5 tháng.

Cần chú ý:

- Cho bê ăn mỗi ngày 5-6 kg sữa (tháng thứ 1 và tháng thứ 2), 4-5 kg sữa (tháng thứ 3) và giảm xuống 3-4 kg sữa (tháng thứ 4), chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ, sữa vắt ra cho bê ăn ngay hoặc phải hâm nóng 38 – 400C, dụng cụ chứa sữa phải tuyệt đối sạch sẽ.

- Khi bê được một tuần tuổi, cho thức ăn tinh hỗn hợp vào máng ăn hoặc xô để bê ăn tự do (lúc đầu không quá 0,1kg/ngày sau đó tăng dần). Thức ăn tinh hỗn hợp phải thuộc loại chất lượng tốt, không ẩm mốc, có tỷ lệ đạm thô khoảng 18%.

- Khi bê được hai tháng, cho ăn cỏ chất lượng tốt.

- Mỗi buổi sáng, phải thu dọn thức ăn thừa bỏ đi và thay thế bằng thức ăn mới.

- Đảm bảo có nước uống sạch sẽ thường xuyên và mỗi ngày phải thay nước 2 lần.

- Trong tháng đầu nên cho bê vận động trên sân chơi mỗi ngày 2 - 5 giờ. Sau đó, hằng ngày chăn thả bê tự do trên bãi chăn.

- Thường xuyên tắm chải cho bê: mùa hè 2 lần/ngày, mùa đông mỗi ngày 1 lần lúc trưa nắng.

- Chuồng nuôi phải thông thoáng, sạch sẽ, ấm áp, có diện tích 2 – 2,5 m2. Thường xuyên dọn và thay ổ lót chuồng. Hằng tháng khử trùng bằng crezyl 3%, nước vôi 10% hoặc dung dịch formol 0,5%.

- Trước khi cai sữa cần tẩy giun sán cho bê.

Trong cả giai đoạn này cần sử dụng 300 – 500 kg sữa tươi, 100 kg cỏ khô và 100 kg thức ăn tinh. Để tiết kiệm sữa tươi hàng hoá, có thể dùng các loại sữa thay thế để nuôi bê.


Có thể bạn quan tâm

Mặt nạ cho bò giúp tăng năng suất sữa thêm 9% Mặt nạ cho bò giúp tăng năng suất sữa thêm 9%

Công ty Equilume ở Ireland vừa thử nghiệm một thiết bị mặt nạ công nghệ cho bò, giúp năng suất sữa bò tăng lên tới 9%.

04/10/2018
Phân tích hình ảnh dáng đi để phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng ở bò sữa Phân tích hình ảnh dáng đi để phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng ở bò sữa

Những người chăn nuôi bò sữa bận rộn với các công việc như làm sạch chuồng trại, vắt sữa và cho bò ăn, do đó họ rất khó xác định được tình trạng của bò

04/10/2018
Hiện tượng sinh sản kém ở bò liên quan tới nhiễm sắc thể Y Hiện tượng sinh sản kém ở bò liên quan tới nhiễm sắc thể Y

Hiệu quả sinh sản là đặc điểm quan trọng nhất về kinh tế trong sản xuất giống bê.

08/10/2018
Tác động của tuổi đẻ lần đầu tới sinh sản, sản xuất sữa… ở bò Tác động của tuổi đẻ lần đầu tới sinh sản, sản xuất sữa… ở bò

Các nghiên cứu về bò Holstein được thực hiện ở Ý, Mỹ và Peru chứng minh rằng bò đẻ ở tuổi trẻ có sản lượng sữa thấp hơn trong lứa đầu

11/10/2018
Sử dụng dịch bạch huyết để phát hiện bệnh Paratuberculosis ở bò Sử dụng dịch bạch huyết để phát hiện bệnh Paratuberculosis ở bò

Bệnh Paratuberculosis, còn được gọi là bệnh Johne do vi khuẩn Mycobacterium avium phân loài paratuberculosis (MAP) gây ra.

12/10/2018