Kỹ thuật chăm bón cây bưởi sau thu hoạch bằng phân đa yếu tố Văn Điển
Cây bưởi được trồng với diện tích rất lớn tại Việt Nam những năm gần đây, cây bưởi ưa đất trung tính hơi kiềm, có độ pH cao thường là 5,5 - 7.
Đặc tính của cây bưởi
Rễ cây bưởi thuộc loại rễ cọc, nhưng bộ rễ cám (bộ rễ hút dinh dưỡng chủ yếu, phát triển ở độ sâu 0-50 cm) chỉ phát triển nếu đất tơi xốp, đủ oxy. Do vậy, bưởi rất cần chất mùn và phân khoáng tự nhiên, ít thích hợp các loại phân hóa học, đặc biệt các loại phân bón dễ làm tăng độ chua và gây chai cứng đất.
Để có lượng dinh dưỡng nuôi số lượng quả lớn trên cây, các bộ phận của cây bưởi đều hoạt động, đặc biệt là bộ rễ tơ hấp thụ dinh dưỡng và nước từ đất đưa lên lá quang hợp, tổng hợp thành chất dự trữ ở quả đồng thời phát triển thân, cành, lá.
Từ khi quả bưởi chín đến kỳ thu hoạch cũng là lúc cây suy kiệt mà biểu hiện rõ nhất là rễ tơ và lá. Rễ tơ thường gọi là rễ cám ăn nông sát mặt đất mọc từ những rễ bên ăn lan ra quanh tán lá, các đầu lông mút của rễ dược ví như các "pit tông" bơm hút nước, dinh dưỡng từ đất dưới áp lực nhựa cây đưa lên lá quang hợp tạo thành chất dinh dưỡng. Số lượng quả trên cây càng nhiều thì cường độ hoạt động của rễ tơ càng lớn đồng nghĩa với sự già hóa càng cao.
Các nghiên cứu về nông học cho thấy, cây bưởi càng nhiều năm tuổi, năng suất quả càng cao rễ tơ càng nhanh cỗi và cần phải tạo lập rễ tơ mới, nếu để lưu lại rễ tơ cũ lượng quả năm sau thấp, cây hồi phục chậm, sinh trưởng yếu.
Vì vậy, biện pháp phá bỏ rễ tơ cũ ngay sau thu quả, lá cần phải làm, bộ lá cam sau thu hoạch giảm sút màu nhạt đi, số lượng diệp lục tố giảm nhanh, sức quang hợp thấp, cần phải được phục hồi bộ lá ngay bằng việc đốn, tỉa tạo hình, cắt bỏ cành khô, cành xiên vào tán, cành vượt, cành quá yếu, tạo thông thoáng cho cây.
Song song với đó làm sạch cỏ dại xung quanh gốc theo hình chiếu tán lá trở vào, cỏ bên ngoài chỉ cần cắt ngắn mục đích giữ ẩm cho đất, hạn chế xói mòn rửa trôi ở các vùng đồi dốc, quét vôi vào vết cắt và quét lên gốc cây ngăn ngừa nấm phytophthora, (gây bệnh xì gôm, chảy nhựa, rệp hại cây…)
Vì cây còn yếu sau khi thu quả nên chú ý thành phần các chất dinh dưỡng phải cân đối, tránh bón nhiều đạm vì cây chưa hấp thụ ngay được khi rễ tơ non nhú ra bị sót, chậm phát triển, đạm tự do sẽ kích thích cây phát lộc sớm, giảm hoa.
Phân bón cũng cần được bổ xung đầy đủ vôi để khử chua đất cho vùng rễ phát triển, bổ sung chất hữu cơ hoai mục tạo độ xốp đưa không khí vào đất cho rễ tơ hô hấp thông thoáng, đồng thời cung cấp lân, magie, silic, các chất vi lượng, chỉ cần một lượng nhỏ kali và đạm.
Bón phân chăm sóc cây bưởi sau thu hoạch bằng phân bón Văn Điển
Khác với tất cả các lọai phân bón hiện nay rên thị trường, theo Tiến sĩ Nguyễn Tử Xiêm: “Phân lân Văn Điển không phải là phân hóa học, nguyên liệu sử dụng hoàn toàn là quặng khoàng thiên nhiên, phương pháp chế biến bằng vật lý nhiệt, tuyệt đối không dùng hóa chất. Vì vậy phân bón Văn Điển rất phù hợp với canh tác nông sản sạch an toàn theo hướng VietGAP và GlobalGAP. Nhiều nước trên thế giới và tổ chức Quôc tế đã xếp Lân Văn Điển là loại phân khoáng cho nông nghiệp thân thiện môi trường”.
Cũng nhận xét về phân lân Văn Điển, GS.TS Nguyễn Huy Phiêu cho rằng: “Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân tính kiềm, không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch axit citric 2% nên cây trồng có thể hấp thu được, mà không bị cố đinh lân trong nước, an toàn về môi trường sinh thái.
Ngoài ra, cac yếu tố Canxi, Magie, Silic hòa tan giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng kháng được một số loại bệnh hại, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản”.
Là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó hàm lượng một số chất dinh dưỡng chính như: P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…với tồng chất dinh dưỡng dề tiêu đạt trên 96 - 98%. Các chất dinh dưỡng trên được cây trồng sử dụng triệt để, hấp thụ trên 98%, không để lại tồn dư trong đất.
Đây là loại phân tốt nhất cho cây lâu năm, đặc biệt cho cây ăn quả, là một trong những sản phẩm từ nhiều năm nay được bà con trồng bưởi mến mộ bởi phát huy hiệu quả tối đa trong thâm canh cây ăn quả, nhất là việc hồi phục cho cây bưởi sau thu hoạch.
Đối với cây bưởi thời kỳ kinh doanh: Số lượng phân đầu tư tùy theo độ tuổi cây và năng suất. Trong năm thường chia làm 4 đợt bón phân. Riêng đợt 1 bón sau khi thu hoạch quả (đây là lần bón quan trọng nhất), giúp cây bưởi hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng và tạo lớp rễ tơ mới.
Sau khi bà con nông dân thu quả chừng 10 - 20 ngày, sau khi đã đốn tỉa, tạo hình, tạo tán tiến hành bón phân ngay cho bưởi, phân bón đợt này gọi là bón phục hồi sức khỏe cho cây.
Sau thu quả, dọn dẹp vệ sinh cắt cành vượt, cành khô, cành sâu bệnh ; đồng thời vệ sinh vùng gầm tán cây, khoảng 50 - 60cm tính từ gốc cây trở ra rồi tiến hành bón phân lân Văn Điển cho mỗi gốc 1 - 3kg + thêm 0,5 - 1kg đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 5.10.3 hoặc 10:7:3, công thêm 10 - 15kg phân hữu cơ hoai mục.
Làm sạch cỏ gầm tán cây, thậm chí có thể cuốc xới cho bớt rễ tơ xung quanh tán cây, tạo rãnh theo hình chiếu tán cây rồi vùi phân lân và phân hữu cơ xuống dưới, đảo phân đa yếu tố NPK với đất rồi rải đều xuống rãnh, lấp đất 2/3 rãnh. Nếu có cỏ, rác tủ rãnh càng tốt.
Ba đợt sau bón bằng loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 12-5-10 hoặc 12-8-12, 12-12-17, bón đón mưa hoặc bón khi đất ẩm. Cách bón phân thúc là rải phân dưới tán cây hoặc rải phân quanh rạch đã bón phân đợt trước rồi lấp đát dần, tốt nhất bón trước khi mưa, nếu đất khô quá phải tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho rễ phát triển.
Lưu ý: Trên đây là lượng phân bón cần thiết cho cây bưởi khoảng 5 tuổi. Những cây bưởi trên 5 tuổi và có năng suất quả được thu hoạch cao hơn thì phải tăng phân bón; tăng lượng phân bón và cân đối phân lân nung chảy với các loại phân bón đa yếu tố NPK, không cần tăng lần bón phân.
Làm cỏ tán cây, gầm tán cây và tạo rạch xung quanh tán cây bưởi sau thu hoạch vừa hạn chế nguồn bệnh hại, vừa làm bớt 1 phần lớp rễ già mít chạm cành, chanh chạm rễ, kết hợp bón phân hữu cơ và phân nung chảy Văn Điển là cung cấp đầy và cân đối đạm, lân, kali, vôi, magie, silic, vi lượng rất cần thiết, giúp cho cây bưởi mau hồi sức sau thu hoạch, cây phát triển khoẻ, cân đối, sai hoa, đậu quả nhiều, lá dày ít sâu bệnh, giảm hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, quả ngọt, nhiều nước, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn.
Có thể bạn quan tâm
Để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại của hạn, mặn đến sản xuất, bà con nông dân cần phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc cây trồng
Bưởi VietGAP có đầu ra ổn định, nông dân lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/ha.
Tốt nghiệp ngành Khuyến nông, Đại học Nông lâm Thái Nguyên năm 2009, cử nhân trẻ Ninh Hồng Thủy về quê khôi phục giống bưởi quý Na Tranh bản địa.