Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Tác giả: Hải Linh
Ngày đăng: 02/11/2017

Trước tình hình dịch bệnh thủy sản có diễn biến phức tạp, Bộ NN&PTNT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu thủy sản. Trong đó, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản là việc cấp thiết.

Theo đó, căn cứ vào tình hình nuôi trồng thủy sản và dịch bệnh thủy sản tại địa phương, khẩn trương xây dựng, phê duyệt và bố trí đủ kinh phí để triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2018 theo quy định của Luật Thú y. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức hướng dẫn xây dựng cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh theo quy định.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh trên cá tra, giai đoạn 2015 - 2020” và “Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu” của Bộ NN&PTNT.

Mặc dù, Bộ NN&PTNT đã ban hành Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra góp phần phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017 - 2020, đây là căn cứ để các địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ xuất khẩu thủy sản; Tuy nhiên, đến nay chỉ có 3 địa phương đã phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2018 - 2020 với tổng kinh phí trên 36 tỷ đồng.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của các thị trường về an toàn dịch bệnh: Australia (từ tháng 7/2017), Hàn Quốc (từ tháng 4/2018) và nhiều nước khác, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương cần chủ động xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí để triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh phục vụ xuất khẩu từ tháng 1/2018 và các năm tiếp theo.

Được biết, 9 tháng năm 2017, tổng diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại có chiều hướng giảm so cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, tổng diện tích nuôi thủy sản bị bệnh lại tăng so cùng kỳ và còn diễn biến phức tạp. Cụ thể, tổng diện tích nuôi tôm bị bệnh là 11.502 ha, tăng 36,5% so cùng kỳ; trong đó, diện tích bị bệnh đốm trắng là 4.265 ha và diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy cấp là 5.938 ha. Tổng diện tích nuôi cá tra bị bệnh là hơn 308 ha, giảm 4,4% so cùng kỳ. Ngoài ra, còn dịch bệnh ở các loài thủy sản khác; trong đó, nguy cơ có bệnh mới xuất hiện trên cá rô phi nuôi là rất cao, cũng như do tác động bất lợi của yếu tố môi trường và thời tiết đã gây thiệt hại lớn về kinh tế của người dân, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Nhập khẩu tôm và bài toán nội lực Nhập khẩu tôm và bài toán nội lực

Việc ngành thủy sản Việt Nam nhập khẩu thủy sản các loại đã diễn ra nhiều năm, song việc nhập khẩu ồ ạt với mức tăng “phi mã” đang gióng lên hồi chuông cảnh báo

30/10/2017
Bình Định: Khấm khá nhờ nuôi cua xanh thương phẩm Bình Định: Khấm khá nhờ nuôi cua xanh thương phẩm

Cua xanh là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản nước lợ có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Sử dụng cua giống nhân tạo là giải pháp phù hợp

31/10/2017
Công nghệ mới trong lọc nước nuôi tôm được nhận giải khoa học công nghệ Công nghệ mới trong lọc nước nuôi tôm được nhận giải khoa học công nghệ

Công trình "Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn" của anh Hoàng Văn Hợi - một kỹ sư nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An

01/11/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.