Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Kinh Nghiệm Làm Bả Diệt Chuột Hiệu Quả

Kinh Nghiệm Làm Bả Diệt Chuột Hiệu Quả
Ngày đăng: 26/04/2014

Vừa qua tôi có áp dụng làm bả chuột đơn giản mà hiệu quả khá cao. Nguyên liệu gồm: mì ăn liền, nước rửa bát.

Cách làm như sau: mì ăn liền bóp vụn, nước rửa bát hoà với nước lã vào thau chậu, hoà đặc hiệu nghiệm càng cao, sau đó đổ mì ăn liền vào trộn đều. Khi mì ăn liền hút hết nước rửa bát đã pha, ta đem hỗn hợp này tải ra nia hoặc thúng phơi hong trong bóng mát. Khi mì ăn liền đã khô như cũ ta gói vào túi bóng buộc kín, để giữ kín hơi, cất cao và kỹ.

Chú ý khi phơi hong phải trông nom cẩn thận không để gia súc, gia cầm, các cháu nhỏ ăn phải sẽ bị tử vong. Hai nguyên liệu này hoà trộn với nhau khi khô tạo thành bả chuột và có mùi đặc trưng rất quyến rũ. Chuột ăn nhiều, đánh nhiều lần chuột vẫn không phát hiện được là bả đánh chúng.

Nếu đánh ở nhà phải đánh ở chỗ kín không để trẻ nhỏ biết. Đánh ở ngoài đồng cho lúa và hoa màu, dùng lá chuối, lá sen hoặc ni-lông để đặt bả. Đánh ở ruộng lúa có nước phải đắp mô đất cao hơn mặt nước. Đánh ở gò đồi, mồ mả bờ mương, máng, có tổ chuột đào, phải ghim chắc lá sen, lá chuối, ni-lông để gió không hất đổ.

Bả chuột này đánh rất hiệu nghiệm song cũng rất nguy hiểm cho người và gia súc, gia cầm ăn phải, nhất là đối với các cháu nhỏ chưa có nhận thức lại lấy ăn. Nếu trẻ ăn, phải cấp cứu đi rửa ruột kịp thời. Rất mong bà con bảo quản và sử dụng bả này thật cẩn thận. Bà con có nhu cầu tìm hiểu có thể liên hệ với tác giả Lưu Văn Dịnh, điện thoại 01665.126.318.


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp (ICM) Trên Hệ Canh Tác Có Lúa Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp (ICM) Trên Hệ Canh Tác Có Lúa

Thời vụ gieo phù hợp cho các giống ngô có TGST ngắn hiện nay từ 25-9 đến trước 5-10 là phù hợp, cho năng suất cao, hiệu quả

08/07/2013
Kỹ Thuật Thâm Canh Lúa Lai TH3-3 Kỹ Thuật Thâm Canh Lúa Lai TH3-3

TH3-3 là giống lúa lai hai dòng do PGS. TS Nguyễn Thị Trâm cùng các cộng sự tại Viện Sinh học nông nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) chọn tạo từ tổ hợp lai T1S96/R3, được công nhận là giống quốc gia và được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

17/07/2013
Hiện Tượng Nghẹt Rễ Sinh Lý Trên Lúa Mùa Hiện Tượng Nghẹt Rễ Sinh Lý Trên Lúa Mùa

Triệu chứng: Lúa sau cấy giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh xuất hiện một số khóm hay cả ruộng lúa lá bị úa vàng hoặc chết. Khi nhổ các khóm lúa trên thấy; lá chuyển sang vàng tối, rễ thâm đen và có mùi tanh đặc trưng.

18/07/2013
Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn Giữa Cấy Lúa Và Nuôi Cá Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn Giữa Cấy Lúa Và Nuôi Cá

Nuôi cá ruộng lấy sản lúa làm chính kết hợp với nuôi cá. Sau khi nuôi cá ở ruộng lúa, cá ăn phần lớn cỏ dại và sâu hại lúa trong ruộng làm xốp lớp đất mặt ruộng, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ phì của đất làm tăng năng suất lúa từ 5 - 10%, trung bình 1 ha lúa tăng thêm được từ 150 - 450 kg, cao là 750 kg cá.

18/07/2013
Kỹ Thuật Tưới Lúa “Ướt Khô Xen Kẽ” Của IRRI Kỹ Thuật Tưới Lúa “Ướt Khô Xen Kẽ” Của IRRI

Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân trồng lúa nên áp dụng cách quản lý nước theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ” của Viện lúa Quốc tế IRRI như sau: Cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa là 5cm.

19/07/2013