Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kinh nghiệm chống đói, rét cho gia súc tại Nghệ An

Kinh nghiệm chống đói, rét cho gia súc tại Nghệ An
Tác giả: Xuân Hoàng
Ngày đăng: 19/04/2019

Trung tuần từ tháng 10, giá rét bắt đầu xuất hiện ở các huyện miền núi, cũng là thời điểm nông dân các địa phương trong tỉnh Nghệ An triển khai các biện pháp tích trữ thức ăn chăn nuôi, che chắn chuồng trại cho đàn gia súc trước mùa đông và cho cả mùa mưa lũ.

Bà Mùa Y Súa, bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền (Tương Dương) chăm sóc bò nuôi nhốt.

Vùng miền núi cao của Nghệ An thường xuyên có hiện tượng rét đậm, rét hại, băng giá khi mùa Đông đến, ảnh hưởng lớn đến đàn gia súc. Gia súc chết rét một phần là do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, nhưng nguyên nhân chính là do người dân chưa chăm sóc tốt và chưa chủ động dự trữ thức ăn cho vật nuôi. 

Thời điểm này, khi các xã vùng cao đã thu hoạch lúa mùa sớm, ngành Nông nghiệp Nghệ An có văn bản chỉ đạo đến các địa phương về công tác chủ động tích trữ rơm khô làm thức ăn cho gia súc. 

Bởi vậy, nhiều địa phương, đặc biệt là vùng cao Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu... sau khi thu hoạch lúa hè thu, mùa, người dân đã chủ động những ngày có nắng phơi khô rơm để cất trữ. Những ngày rét đậm, mưa kéo dài, bà con nhốt trâu, bò trong chuồng trại đã được che chắn kín gió, rút rơm cho trâu, bò ăn, đảm bảo sức khỏe, chống chọi với mùa khan hiếm thức ăn tươi. 

Rơm khô có nhiều chất dinh dưỡng, nếu được chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt cho trâu, bò, thay thế hoàn toàn nguồn cỏ tươi. 

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, tính đến nay, toàn tỉnh có trên 727.000 con trâu, bò. Trong khi đó, diện tích trồng cỏ chưa đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho tổng đàn. Hệ thống khuyến nông cơ sở hướng dẫn hộ chăn nuôi tận dụng triệt để sản phẩm phụ ngành trồng trọt (rơm, thân, lá, bẹ ngô, cây lạc, khoai lang, chuối...) cắt cỏ tự nhiên để phơi khô hoặc ủ chua. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương gieo ngô dày làm thức ăn bổ sung cho gia súc; tuyên truyền, phát động phong trào trồng cỏ, hướng dẫn người dân tận dụng đất quanh nhà, ven đường, đồi bãi và dành quỹ đất để trồng cỏ.

Tại huyện Con Cuông, trong vụ đông này, toàn huyện thực hiện kế hoạch trồng trên 1.000 ha ngô mật độ dày. Trong đó sẽ có khoảng 700 ha bán cây non cho các trang trại bò làm thức ăn, số diện tích còn lại, bà con thu hoạch bắp, phần thân, lá ngô sau thu hoạch sử dụng kết hợp với rơm khô tạo nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc.

Ngoài cây ngô vụ đông, UBND huyện còn chỉ đạo các ngành, các xã hướng dẫn bà con chủ động tích trữ thức ăn, như tận dụng rơm rạ vụ mùa phơi khô, bó gọn, gác lên chuồng trâu, bò; trồng chuối, trồng cỏ.

Người dân thôn Bãi Ổi, xã Chi Khê (Con Cuông) lâu nay có phong trào nuôi trâu, bò vỗ béo, bà con biết cách chăm sóc gia súc băng cách chủ động tích trữ thức ăn phục vụ thời điểm mưa, rét. Gia đình ông Bùi Đình Giáp hiện nuôi nhốt 4 con bò, 2 con trâu. Ông Giáp cho biết: “Năm nào gia đình tôi cũng tận dụng rơm vụ mùa, tranh thủ những ngày nắng phơi khô, xếp lên gác. Vụ mùa 2016 này, gia đình tôi tích trữ được hơn 1 tấn rơm khô, ngoài ra còn tích cực trồng cỏ voi ở những nơi đất có độ ẩm cao. Vào những ngày mưa rét, gia đình cắt cỏ tươi về, trộn với rơm khô cho trâu, bò ăn".

Nông dân xã Lục Dạ (Con Cuông) trồng ngô đông, lấy cây, lá làm thức ăn cho trâu, bò.

Bà con đồng bào Mông ở bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền (Tương Dương) có nghề chăn nuôi bò thịt. Trong bản, hầu hết gia đình nào cũng tận dụng đất đào ao thả cá, những diện tích sát mép ao thì trồng cỏ nuôi bò.

Bà Mùa Y Súa, ở bản Lưu Thông phấn khởi nói: “Trước đây người dân chẳng bao giờ trồng cỏ, vì cỏ có sẵn ở trên đồi, đất phải để trồng ngô, lúa cho con người. Nhưng giờ đây được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, mỗi năm nhà tôi đều để dành một mảnh đất để trồng cỏ làm thức ăn dự trữ cho bò trong mùa Đông, những ngày rét đậm thì cắt cho trâu, bò ăn”.

Ông Lê Công Tâm - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn cho hay: Vào mùa Đông giá rét, vùng rẻo cao Kỳ Sơn rất khan hiếm nguồn thức ăn tươi. Do vậy, hàng năm Trạm Khuyến nông huyện tham mưu cho UBND huyện ra các văn bản chỉ đạo các địa phương hướng dẫn bà con cách tích trữ thức ăn cho đàn gia súc, kết hợp che chắn chuồng trại vào mùa Đông. Những loại thức ăn có thể dự trữ cho đàn trâu, bò trên địa bàn Kỳ Sơn ngoài rơm rạ, cỏ voi, là chuối có thể lấy cả thân và lá...


Có thể bạn quan tâm

Trồng xen cây Hoài Sơn trong vườn tiêu cho lợi nhuận kép Trồng xen cây Hoài Sơn trong vườn tiêu cho lợi nhuận kép

Cây Hoài Sơn (củ mài) dễ trồng, khi trồng xen trong vườn tiêu bón phân cho tiêu cũng là bón phân cho cây Hoài Sơn, lấy ngắn nuôi dài nếu có rủi ro về giá

18/04/2019
Mở rộng quy mô chăn nuôi nhờ hầm khí biogas tại Bắc Giang Mở rộng quy mô chăn nuôi nhờ hầm khí biogas tại Bắc Giang

Nhận thấy những lợi ích thiết thực từ hầm khí biogas trong chăn nuôi, gia đình bà Trần Thị Tuyết đã chuyển từ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ sang quy mô trang trại.

18/04/2019
Cách lựa chọn sản phẩm probiotics tốt Cách lựa chọn sản phẩm probiotics tốt

Trên thế giới, probiotics hiện là giải pháp tối ưu thay thế kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

19/04/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.