Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Kinh nghiệm chọn giống lợn tốt

Kinh nghiệm chọn giống lợn tốt
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 29/12/2015

Để chọn được giống lợn (đực và nái giống) tốt bà con cần quan tâm đến một số đặc điểm sau:

1.Chọn lợn đực và nái sinh sản:

- Nên mua ở những trại giống lớn của nhà nước, công ty liên doanh hay tư nhân có uy tín nhiều năm, được nghành nông nghiệp địa phương (sở nông nghiệp) công nhận là Trại giống có đủ tiêu chuẩn sản xuất giống lợn.

 

- Cần xem lai lịch của đời ông, bà, cha mẹ xem có đạt năng suất chất lượng cao hay không.

Những tiêu chuẩn qui định của nhà nước cho dòng cha mẹ có giống tốt là: Nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ mỏng (nhỏ hơn 3cm).

Dài đòn, đùi và mông to.

Tỷ lệ thịt sẻ trên 75%.

Đẻ sai từ 8-10con/lứa.

Trọng lượng con sau cai sữa đạt trên 15kg/con trở lên.

Thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2-3,5kg/1kg tăng trọng.

Phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng.

Không mắc các bệnh truyền nhiễm như: Dịch tả, thương hàn, suyễn, lở mồm long móng,...

Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 150-250cc (1cc tinh dịch chứa 3.000-3.500 triệu tinh trùng).

 

- Ngoại hình, màu sắc đúng với giống lợn cần chọn hay không.

Ví dụ: Giống lợn Yorshise Large White (Đại Bạch): Màu lông trắng, tai đứng, mõm thẳng, ngực rộng, ngoại hình thể chất vững chắc,...

Giống lợn Landrace: Dài đòn, mông nở, ngực hẹp, mõm dài thẳng, tai to cụp về phía trước, mình lép, bốn chân hơi yếu, lông da trắng...

Giống lợn Duroc (Lợn bò): Ngoại hình cân đối, bộ khung vững chắc, bốn chân khoẻ mạnh, tỷ lệ nạc cao, màu lông thay đổi từ nâu nhạt đến nâu đậm, mõm thẳng và dài vừa, tai ngắn, cụp...

Giống Berkshire: Tầm vóc hơi thấp, màu lông da đen, có sáu đốm trắng (ở 4 chân, chót đuôi và chán), mõm cong mặt lõm, tai đứng hơi ngiêng về phía trước...

 

- Chọn đực giống: Chọn con đực khoẻ mạnh và tốt nhất trong cả đàn.

Trong đàn thường có một vài con đực, bà con cần theo dõi chọn con tốt nhất đàn, hay ăn chóng lớn, lưng thẳng, vai cứng, bốn chân thẳng, lông mềm, nhuyễn và thưa, da mỏng hồng hào, nhanh nhẹn, móng chân bằng (móng hến), gọn, đuôi to soắn.

 

- Có sáu cặp vú đều đặn, không lép.

Đối với dịch hoàn (hòn cà) phải đều hai bên, nổi rõ gọn và chắc, không chọn con cà ẩn (dái trong), cà lệch, cà bọng.

 

- Chọn lợn cái: Chọn con có đầu to vừa phải, cân đối với thân, đặc trưng cho từng giống.

Mõm bẹ mông nở, chân to, không có ngấn vai đai cổ, lưng thẳng, bụng gọn.

Chọn những con có hàng vú dọc thẳng hàng và cách đều nhau, hàng vú ngang rộng.

Vú chẵn, có từ 12 vú trở lên.

Thuần tính, dễ gần gũi để tắm chải, chăm sóc khi sinh đẻ được dễ dàng.

 

2.Chọn lợn để nuôi thịt:

 

Chọn lợn có độ tuổi 55-60 ngày tuổi.

Chọn con có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống.

Có 6 cặp vú (cả lợn đực và cái), nhanh nhẹn, da hồng hào, lông mềm, nhuyễn và thưa.

 

Trọng lượng lúc 2 tháng tuổi đối với lợn ngoại thuần hay lai F1 phải đạt trung bình 15-20kg (lợn nội trọng lượng đạt 10-15kg).

Lợn phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng trước khi tách đàn 7-10 ngày.

 

Lợn phải chọn từ những nái có sữa tốt, đẻ nhiều, dễ nuôi, tạp ăn và được lai với con đực không cận huyết.

 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt

Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời

31/12/2010
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Sau Cai Sữa Và Heo Thịt Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Sau Cai Sữa Và Heo Thịt

Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.

01/01/2012
Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm

Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...

29/03/2013