Kinh Nghiệm Bón Phân Để Thanh Long Ra Trái Nghịch Mùa
Theo thông tin TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, chúng tôi đã tóm lược nội dung và ghi nhận lại cách bón phân để thanh long ra trái nghịch vụ vẫn đảm bảo cho trái phát triển tốt và đạt năng suất cao. Tùy theo đợt chông đèn mà chúng ta ứng dụng 4 đợt phân bón.
- Đợt thứ nhất: Khi thanh long đã kết thúc vụ thu hoạch trước hoặc lứa chông đèn trước đó, trên nhánh chỉ còn 10-15% số trái chưa. Nhằm giúp cho cây phục hồi sinh trưởng và hình thành vụ hoa kế tiếp, tăng cường quá trình tích lũy dinh dưỡng nhằm chuẩn bị đợt hình thành hoa vụ kế tiếp. Thời kỳ này, cần ưu tiên bón phân hữu cơ, phân lân, phân đạm theo tỉ lệ N:P:K = 3:3:1.
- Đợt thứ hai: Giai đoạn trước khi chông đèn từ 15 đến 20 ngày, cần chú ý bón tăng tỷ lệ phân lân và phân kali, giảm phân đạm giúp cho tỷ lệ C/N của cây tăng cao, thuận lợi cho quá trình hình thành mầm hoa, phát triển hoa. Tỷ lệ N:P:K thích hợp giai đoạn này là 1:3:3, giai đoạn này cần bổ sung thêm các chất vi lượng (vi lượng B) .
- Đợt thứ ba: Theo từng lứa trái sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích, cần bón cân đối các chất đa lượng NPK và chất trung lượng, vi lượng nhằm hạn chế tỷ lệ trái, tăng việc phát triển thể tích trái và vỏ trái tạo điều kiện cho tăng số trái trên cây và tăng trọng lượng trung bình trái. Đây là giai đoạn quan trọng cấu thành năng suất trái.
- Đợt thứ tư: Trước khi thu hoạch 15 ngày, giai đoạn tích lũy và chuyển hóa các chất trái tăng độ chắc của trái và tăng chất lượng trái. Cần phân bón Kali, thêm đạm, chất cali và vi lượng để giúp cho độ bóng, độ dày của vỏ trái và các ngoe được phát triển tốt , hạn chế sự tấn công mầm bệnh . Cần bón phân theo tỷ lệ N:P:K = 2:1:3 +Ca
Có thể bạn quan tâm
Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan… trên các loại rau quả tươi. Trong thời gian qua, các nước nhập khẩu quả thanh long đã cảnh báo nhiều về nguy cơ ruồi đục quả trên trái thanh long.
Ruồi đục quả là đối tượng dịch hại đối với nhiều loại cây ăn trái như: xoài, sa bu chê, táo, nhãn, ổi, thanh long… Để hạn chế loại bệnh trên, năm 2009, tại thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Trạm BVTV huyện HTB (Bình Thuận) thực hiện mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi đục quả thanh long với diện tích 15 ha, có 15 hộ tham gia đã thu được kết quả.
Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập nước. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng. Nước tưới không nhiễm phèn, mặn.
Kiến là một trong số các đối tượng nguy hại nhất, làm giảm chất lượng trái thanh long thương phẩm, giảm đáng kể thu nhập của nhà vườn. Hiện nay nhiều nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang sử dụng bã diệt kiến tự chế đem lại hiệu quả cao trong diệt kiến mà không gây hại cho người tiêu dùng và môi trường.
Viện Cây ăn quả Miền Nam vừa lai tạo thành công giống thanh long ruột tím hồng (LĐ5) với nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại thanh long hiện có.