Kim Sơn (Ninh Bình) Vướng Đầu Ra, Người Nuôi Ngao Gặp Khó
Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với sản lượng hàng năm khoảng 12 nghìn tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột sụt giảm, giá ngao xuống thấp khiến cho người nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.
Đầm ngao của gia đình anh Trần Đức Hiệu, xóm 3, xã Kim Đông thả nuôi gần 3 năm, nay mới được thu hoạch. Đầu tư đúng lúc thị trường lên cao, con giống nhập vào đắt, ba năm với hàng tỷ đồng tiền của đổ vào đây nhưng hiện điều anh Hiệu mong muốn nhất không phải là có lãi mà chỉ là thu đủ bù đắp lại chi phí con giống và trả nợ ngân hàng.
Anh Hiệu cho biết: “Tôi thuê gần 10 ha bãi triều nuôi ngao từ năm 2012. Đầu tư đúng lúc giá giống cao, khi thu hoạch lại gặp thời điểm giá xuống thấp, tính ra cứ mỗi ha tôi lỗ 5-10 triệu đồng”.
Anh Nguyễn Tiến Dũng lặn lội từ Nga Sơn, Thanh Hóa ra đây đầu tư thuê 30 ha bãi triều tại Kim Sơn nuôi ngao từ năm 2010 cũng cho hay: Năm nay, đầu ra lâm vào bế tắc, từ đầu năm đến nay tôi mới chỉ xuất bán được 1/2 sản lượng, còn hàng trăm tấn ngao quá lứa chưa bán được.
Chuẩn bị đến mùa mưa bão, nếu không giải phóng hết số ngao ứ đọng, nước từ cửa sông ra bãi triều cuốn theo lượng lớn phù sa phủ kín diện tích nuôi. Nguy cơ ngao mất trắng là rất lớn”.
Không chỉ chủ ngao lo lắng, mà cuộc sống của những người lao động trên bãi ngao cũng thấp thỏm theo sự khó khăn và rủi ro của nghề này. Chị Nguyễn Thị Loan ở Nam Định sang đây thu hoạch ngao thuê cho hay: “Cứ 14 người với 1 máy thu ngao, làm từ đêm đến sáng, 1 kg ngao được trả 1 nghìn đồng. Ngao được giá, bán chạy thì công việc còn đều đều, chứ ngao rớt giá như hiện nay, thu nhập thấp lắm”.
Những người nuôi ngao ở đây cho biết: Do vùng bãi triều ở Kim Sơn sâu, dốc, lầy bùn nên người nuôi phải đầu tư cao hơn vùng khác để cải tạo bãi. Một ha bãi triều muốn thả được ngao phải bỏ ra 50-60 triệu đồng đổ cát, san bãi, căng lưới. Chi phí giống cũng khá cao do phải nhập từ tỉnh ngoài về, thông thường 1 ha ngao giống chi phí khoảng 120 triệu đồng (tùy mật độ, kích cỡ con giống).
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, ngao không phải chăm sóc, cho ăn nên bà con vẫn lãi lớn, khoảng 100 triệu đồng/ha. Nhưng từ đầu năm 2013 đến nay, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột đóng cửa, giá ngao giảm chỉ còn 11-12 nghìn đồng/kg (giảm gần một nửa so với năm 2012) nên nhiều hộ nuôi ngao lâm vào cảnh khó khăn, thua lỗ, hộ nào khá cũng chỉ mong hòa vốn chứ nói chi đến lãi.
Không những rớt giá, ngao hiện nay còn rất khó tiêu thụ. Kinh doanh mặt hàng ngao đã 6 năm nay, ông Trần Văn Hiệp – đại diện phân xưởng phân loại tiêu thụ ngao ở Kim Sơn cho biết: Chưa năm nào việc tiêu thụ ngao lại khó khăn như năm nay. Trước đây, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc (60-70% thị phần, nhưng từ năm 2013 đến nay lượng ngao xuất đi Trung Quốc chỉ còn khoảng 20%); phần còn lại chủ yếu xuất vào miền Nam cho các nhà máy chế biến, đóng gói chuyển sang Châu Âu và tiêu thụ nội địa.
Giá ngao xuống thấp, đặc biệt những hàng xấu, bé, không đạt tiêu chuẩn rất khó bán. Trước đây, một ngày xưởng xuất đi từ 25-30 tấn ngao nhưng bây giờ chỉ xuất được 15-17 tấn. Ông Hiệp cho biết thêm: Thực hiện kế hoạch của UBND huyện Kim Sơn về ký hợp đồng nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi năm 2014, thời gian qua các hộ nuôi ngao ở đây đã nghiêm túc thực hiện, nhưng đa phần bà con mong muốn tỉnh, huyện giảm mức thu xuống dưới 3 triệu đồng/ha/năm để phần nào giảm bớt khó khăn cho họ.
Được biết, con ngao được du nhập đưa về nuôi ở vùng bãi bồi Kim Sơn từ những năm 2006 - 2007 với diện tích ban đầu chỉ vài chục ha. Tuy nhiên, do thấy làm ăn có lãi (lợi nhuận thu về gấp 3-4 lần so với vốn bỏ ra), các hộ dân ở đây ồ ạt đầu tư vào nuôi ngao, diện tích nuôi ngao cũng như sản lượng ngao tăng lên nhanh chóng, từ 800 tấn năm 2008 lên mức 12.200 tấn năm 2012 và năm 2013 là 12.230 tấn.
Hiện nay, toàn huyện có gần 100 hộ nuôi ngao với tổng diện tích 1.100 ha. Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà nghề nuôi ngao đem lại cho nhiều người dân ven biển Kim Sơn. Tuy nhiên, chính sự phát triển quá nóng, vượt quy hoạch, trong khi đầu ra của sản phẩm lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc - một thị trường mang tính bấp bênh cao đã làm cho người nuôi ngao phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ.
Ông Mai Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn cho biết: Khó khăn lớn nhất hiện nay của người nuôi ngao Kim Sơn là chưa tìm được thị trường tiêu thụ. Đối với địa phương, cấp chính quyền cũng đã đề xuất một số giải pháp, đề nghị tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng một xí nghiệp sản xuất ngao giống. Về lâu dài khi sản lượng lớn thì xây dựng các kho chế xuất, phát triển công nghiệp chế biến để tháo gỡ đầu ra cho các hộ nuôi ngao.
Trước mắt, huyện đang phối hợp với ngành nông nghiệp hướng dẫn quy trình nuôi bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước khẳng định thương hiệu “ngao Kim Sơn”. Bên cạnh đó, tập huấn cho hộ dân nắm vững kỹ thuật, hiểu biết về điều kiện tự nhiên, mức độ tác động của các yếu tố môi trường đến quá trình nuôi ngao. Từ đó xây dựng lịch thời vụ, mật độ nuôi, cỡ giống thả sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
Suốt 8 km vùng bãi bồi ngoài đê Bình Minh III đến Cồn Nổi, chúng tôi bắt gặp rất nhiều chòi canh ngao cất cao lô nhô trên mặt nước. Những khi thủy triều xuống, con nước rút xa bờ, các bãi nuôi ngao lộ ra, những người nuôi ngao lại cần mẫn cải tạo bãi, sửa sang lại bờ vây và thu hoạch ngao. Họ nói với chúng tôi rằng dù hiện tại đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn rình rập vì giá rớt, vì ngao chết, vì lãi suất ngân hàng đội lên… nhưng họ vẫn quyết tâm bám biển, duy trì sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.
Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.
Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.
Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.