Kiếm tiền tỷ từ tôm nhờ áp dụng liên hoàn cước
Ông Nguyễn Văn Trung, xã Phước Trung huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) chia sẻ, bây giờ nuôi tôm thẻ chân trắng rất “khó nhăn”, để thành công phải áp dụng “liên hoàn cước”, từ lựa chọn con giống tốt đến xử lý nước, quy trình chăm sóc… phải tuân thủ kỹ càng.
“Bỏ túi” hơn 1 tỷ sau một vụ nuôi
Được nhiều người giới thiệu về kinh nghiệm nuôi tôm rất “chuyên nghiệp”, chúng tôi đã tìm đến đầm tôm của ông Nguyễn Văn Trung ở xã Phước Trung huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) khi thấy ông Trung vẫn đang cặm cụi dưới đầm chỉ công nhân cách “bắt bệnh” kê thuốc cho tôm. Phải chờ ông cả tiếng đồng hồ mới có dịp được ngồi lại trò chuyện và nghe ông kể lại cái duyên đến với nghề nuôi tôm.
Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường thăm doanh nghiệp sản xuất giống Nam Miền Trung.
Ông Nguyễn Văn Trung (sinh năm 1969), trước đây được nhiều người biết tới với nghề buôn dê... “Năm 1998, trong một lần đi mua dê của các gia đình nuôi tôm, tôi ngồi nghe họ kể, giá thành tôm làm ra chỉ khoảng 40.000 đồng/kg nhưng lại bán được 150.000 – 160.000 đồng/kg. Thời điểm đó cũng có rất nhiều người nuôi tôm hiệu quả, từ nghèo khó đã có “bát ăn, bát để” nên tôi mới quyết định bỏ nghề buôn dể để chuyển sang nuôi tôm” - ông Trung nói.
Thời gian đầu, gia đình ông Trung chủ yếu nuôi tôm sú vì thời đó Nhà nước chưa cho nuôi tôm thẻ chân trắng. “Những ngày mới bắt đầu vào nghề, môi trường sạch, nước sạch, ít dịch bệnh nên hầu như ai nuôi tôm cũng thành công. Do đó, gia đình tôi cũng nhanh chóng trả được nợ và có một khoản lợi nhuận để mở rộng đầu tư, chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng” - ông Trung nói.
Với 15 ao nuôi, mỗi ao diện tích trung bình 3.000m2, ông Trung cho biết năm nay gia đình ông may mắn trúng cả mùa vụ và giá bán cũng tương đối cao. Khách vừa tới ao của ông Trung bắt tôm sống (tôm sục oxy) với kích cỡ 30 con/kg, giá trung bình 215.000 đồng/kg. Với giá bán này đã đem về cho gia đình ông Trung lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng. Như vậy, tính từ đầu năm tới nay, gia đình ông Trung đã “bỏ túi” gần 2 tỷ đồng từ nuôi tôm thẻ chân trắng. Từ nghề nuôi tôm, ông Trung giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động tại địa phương với mức lương trung bình 6 triệu đồng/người/tháng.
Tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy trình
“Tôi cũng đã sử dụng giống của nhiều công ty khác nhau, kể cả của công ty nước ngoài nhưng 8 năm trở lại đây, tôi đã tin tưởng và lựa chọn con giống của Công Ty TNHH Đầu tư và Thủy sản Nam Miền Trung vì thấy giống của công ty này rất ổn định. Tôm giống của Nam Miền Trung có kích thước đồng đều, nhanh lớn, khả năng kháng bệnh tốt, được nhiều người dân ở khu vực xung quanh của tôi đều tin tưởng và lựa chọn”, ông Trung nói.
Sau gần 20 năm nuôi tôm, đến nay ông Trung cũng đã có nhiều kinh nghiệm để thành công. Ông cho biết: “Để thành công trong nuôi tôm là phải kết hợp “liên hoàn cước”. Từ việc lấy nước, xử lý nước sạch đến, lựa chọn con giống tốt, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật… Nhưng vẫn phải chờ mưa thuận, gió hòa mới có hy vọng thành công. Có thời điểm, làm tốt tất cả các khâu rồi nhưng đột nhiên có những cơn mua trái vụ làm thay đổi môi trường nước là lại khiến tôm chết hàng loạt ngay” - ông Trung nói.
Chia sẻ về kinh nghiệm thành công sau gần 20 năm lăn lộn với nghề, ông Trung cho biết: “Để thành công trong nuôi tôm là phải kết hợp “liên hoàn cước”. Từ việc lấy nước, xử lý nước sạch đến, lựa chọn con giống tốt, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật…những vẫn phải chờ mưa thuận, gió hòa mới có hi vọng thành công. Có thời điểm, làm tốt tất cả các khâu rồi nhưng đột nhiên có những cơn mua trái vụ làm thay đổi môi trường nước là lại gây ra tôm chết hàng loạt ngay”, ông Trung nói.
Trước khi cung ứng ra thị trường, tôm giống của Nam Miền Trung được kiểm soát chất lượng chặt chẽ
Trước khi thả tôm, ông Trung cho biết, gia đình ông luôn tuân thủ quy trình lấy nước và xử lý nước rất kỹ. Với tổng số lượng 15 ao nhưng gia đình ông Trung dành riêng 5 ao để xử lý nước. Đầu tiên, ông Trung lấy nước đưa vào ao thứ nhất để xử lý lắng thô, sau đó lấy nước trong vào một ao nữa để xử lý lắng lần 2 rồi mới đưa và ao thứ 3 để nuôi các loại cá rô phi, chẽm… để cho các loại cá ăn hết những con vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho tôm. Tiếp tục lấy nước vào ao thứ 3 để xử lý các loại thuốc và chế phẩm sinh học trước khi đưa tôm vào nuôi.
Để đảm bảo xử lý các loại thuốc và chế phẩm sinh học được tốt, ông Trung cũng cho biết cần sử dụng lót bạt đáy ao. Ngoài ra, cần phải biết lựa chọn các loại thuốc tốt và nhận biết được các dấu hiệu của từng loại bệnh để phòng, điều trị hiệu quả.
Nói về con giống, ông Trung cho biết cũng rất quan trọng, chiếm tới hơn 50% thành công của nuôi tôm. “Tôi cũng đã sử dụng giống của nhiều công ty khác nhau, kể cả của công ty nước ngoài nhưng 8 năm trở lại đây, tôi đã tin tưởng và lựa chọn con giống của Công Ty TNHH Đầu tư và Thủy sản Nam Miền Trung vì thấy giống của công ty này rất ổn định. Tôm giống của Nam Miền Trung có kích thước đồng đều, nhanh lớn, khả năng kháng bệnh tốt, được nhiều người dân ở khu vực xung quanh của tôi đều tin tưởng và lựa chọn”, ông Trung nói.
Ông Trung cũng cho biết, năm nay thời tiết mưa quá nhiều nên vụ tômg cuối năm, ông cũng chỉ lấy thêm 600.000 giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung để nuôi thêm với mục đích là giữ chân công nhân trước khi bước vào những vụ nuôi của năm mới. Tuy nhiên, dù thời tiết khó khăn nhưng tôm vẫn đang phát triển rất tốt.
Có thể bạn quan tâm
Là một ngành xuất khẩu thủy sản chủ lực của quốc gia nhưng ngành tôm từ khâu con giống, vật tư cho đến nuôi trồng, chế biến còn nhiều lỗ hổng
Lượng cá cảnh sản xuất mỗi năm hàng chục triệu con, nhưng tỷ lệ xuất khẩu chỉ hơn 10%. Con số này quá khiêm tốn so với tiềm năng ở TP.HCM
Một nghịch lý chỉ có ở Việt Nam đó là tình trạng giá thành sản xuất tôm luôn rất cao nhưng tỷ lệ nuôi thành công thấp đã khiến cho người nuôi gặp khó khăn