Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Kiểm soát bệnh ở tôm nuôi nhờ các loài lợi khuẩn Probiotic

Kiểm soát bệnh ở tôm nuôi nhờ các loài lợi khuẩn Probiotic
Ngày đăng: 24/09/2015

Thuốc kháng sinh được sử dụng với số lượng lớn trong nhiều trường hợp không hiệu quả, hoặc dẫn đến sự gia tăng độc lực của tác nhân gây bệnh và hơn nữa là nguyên nhân của mối quan tâm về sự thúc đẩy chuyển sang đề kháng kháng sinh gây bệnh ở người.

Công nghệ probiotic ( men vi sinh ) cung cấp một giải pháp cho những vấn đề này.

Thành phần các loài vi khuẩn trong bể ương giống hoặc ao nuôi thủy sản lớn có thể được thay đổi bằng cách đưa thêm các loài vi khuẩn đã chọn lọc để thay thế chỗ các loài vi khuẩn có hại thông thường.

Có thể kiểm soát được độc tính của các loài vi khuẩn Vibrio phát sáng theo cách này. Khi đưa vào các dòng vi khuẩn Bacillus được chọn lọc đặc biệt giúp giảm đi nhiều dòng Vibrio phát sáng trong ao và bể nuôi.

Một trang trại ở Negros, Philippines, vốn đã bị tàn phá bởi bệnh Vibrio phát sáng do sử dụng liều cao thuốc kháng sinh trong thức ăn, nhưng tôm đã đạt được tỉ lệ sống 80 – 100 % trong tất cả các ao xử lý bằng probiotic ( men vi sinh ).

Việc sử dụng vi khuẩn có lợi để thế chỗ vi khuẩn gây bệnh nhờ các quá trình cạnh tranh được ứng dụng trong ngành chăn nuôi là một biện pháp chữa trị tốt hơn điều trị kháng sinh và hiện đang được ngành nuôi trồng thủy sản áp dụng để kiểm soát các tác nhân gây bệnh.

Thuật ngữ “probiotic” đã được định nghĩa là: “probiotic ( men vi sinh ) là đơn hoặc đa hỗn hợp nuôi cấy các vi sinh vật sống sử dụng cho động vật hoặc con người, tác động có lợi cho vật chủ bằng cách cải thiện các đặc tính của hệ vi sinh vật bản địa.

Khác động vật trên cạn, động vật thủy sản nuôi bị bao quanh bởi một môi trường hỗ trợ các mầm bệnh cơ hội một cách độc lập với vật chủ, vì vậy các loại mầm bệnh có thể tăng lên nhanh xung quanh động vật nuôi.

Vibrio phát triển dính vào tảo, sau đó có thể đạt mật độ quần thể cao sau khi động vật phù du ăn phải tảo và sau đó bài tiết ra tảo bị phân giải ở thể phân cục; Vibrio là vi khuẩn đường ruột trong cá và tôm cũng như động vật phù du.

Trong các ao nuôi trồng thủy sản thường có mật độ động vật thủy sản và tảo rất cao, số lượng vi khuẩn Vibrio cũng cao hơn so với ngoài biển.

Sự khởi phát bệnh tôm do tiếp xúc với một số lượng lớn vi khuẩn Vibrio, đặc biệt là khi khả năng gây bệnh đã tăng quá mức do dùng quá liều các hợp chất kháng khuẩn cho thấy rằng cần một sự bảo vệ.

Trong hơn thập kỷ qua, hệ sinh thái vi khuẩn và công nghệ sinh học đã tiến triển đến mức có sẵn các sản phẩm thương mại và các công nghệ để có thể xử lý một khu vực rộng lớn đất và nước nhằm tăng mật độ quần thể của các loài vi khuẩn cụ thể hoặc các hoạt động sinh hóa.

Quy trình phân hủy sinh học bioremediation (hoặc tăng cường sinh học bioaugmentation) được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng thành công rất khác nhau, tùy thuộc vào bản chất của các sản phẩm được sử dụng và các thông tin kỹ thuật sẵn có cho người sử dụng.

Vi khuẩn đưa vào ao phải được lựa chọn theo các chức năng đặc biệt đều tuân theo chuẩn xử lý sinh học với mật độ quần thể đủ cao và trong các điều kiện môi trường thích hợp để đạt được kết quả mong muốn.

Quy trình tăng cường sinh học (bioaugmentation) và việc sử dụng các loại men vi sinh là các công cụ quản lý quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhưng hiệu quả của nó tùy thuộc vào sự am hiểu bản chất của khả năng cạnh tranh giữa các loài hoặc các dòng vi khuẩn cụ thể.

Hiệu quả cũng dựa trên cùng một khái niệm được áp dụng thành công trong xử lý sinh học đất và việc sử dụng các loại men vi sinh trong trong ngành chăn nuôi.

Tags: nuoi tom, nuoi trong thuy san, thuy san, con tom, nuoi tom, ao nuoi tom, tom su, probiotics


Có thể bạn quan tâm