Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm trên những gò đất bạc màu

Kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm trên những gò đất bạc màu
Tác giả: N. Linh
Ngày đăng: 21/07/2017

Đi lên nhờ trồng tiêu

Với địa hình đồi cao, đất bạc màu, khó khăn về nước tưới… việc chăm sóc cho tiêu là cả một quá trình

Đến thăm vườn tiêu của gia đình ông Hồ Tiến (thôn Khánh Lộc, xã Tam Thành, Phú Ninh), nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước vườn tiêu vươn lên tươi tốt, xanh mướt ở vùng đất được cho là khắc nghiệt, khó khăn về nước tưới.

Với gần 500 gốc tiêu vườn đồi, gia đình ông Tiến được biết đến là hộ có diện tích trồng tiêu vào loại nhất, nhì xã. Ông Tiến chia sẻ, để có được vườn tiêu xanh tốt như thế, gia đình phải tốn rất nhiều công sức để chăm sóc, vun bón. Với địa hình đồi cao, đất bạc màu, khó khăn về nước tưới… việc chăm sóc cho tiêu là cả một quá trình.

Sau nhiều lần học hỏi, tìm hiểu mô hình trồng tiêu trong và ngoài tỉnh, ông Tiến và gia đình bắt tay vào nghiên cứu, đổi mới phương pháp trồng trọt. Để có được giống tốt, ông Tiến phải vào tận vùng Lộc Ninh (Bình Phước) và các tỉnh Tây Nguyên để mua giống tiêu về trồng.

“Ở vùng này cũng có giống tiêu thơm địa phương nổi tiếng, giá thành cao nhưng trải qua một thời gian thì giống tiêu này không được ưa chuộng nữa do năng suất thấp”- ông Tiến cho biết.

Phía dưới gốc tiêu, thay vì dọn sạch lá xung quanh, ông Tiến lại đi gom lá keo về phủ kín dưới gốc nhằm giữ ẩm cho cây

Để tránh khí hậu nắng nóng, khô hạn tại đây nên ông Tiến không trồng trụ bê tông mà chọn trồng cây sưa để tiêu dễ leo. Khi áp dụng phương pháp này có thể khiến tốc độ sinh trưởng cây tiêu chậm lại nhưng hạn chế được nắng nóng nhờ những nhánh cây sưa tỏa ra, bao trùm lấy trụ tiêu. Phía dưới gốc tiêu, thay vì dọn sạch lá xung quanh, ông Tiến lại đi gom lá keo về phủ kín dưới gốc nhằm giữ ẩm cho cây. Bên cạnh đó, ông chỉ sử dụng phân chuồng được ủ cẩn thận để bón cây.

Với sự cần cù, chịu khó và tích cực học hỏi, ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, đến nay vườn tiêu của gia đình ông Tiến đã vươn lên xanh tốt. Toàn bộ diện tích tiêu được chia ra làm 3 vườn, có thời gian trồng cách nhau từ 2-8 năm.

Gia đình ông vừa cho thu hoạch tiêu, với sản lượng hơn 3 tạ tiêu khô. Giá thị trường khoảng 120-150 ngàn đồng/kg, vụ tiêu này, gia đình ông thu về hơn 50 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông Tiến còn khoảng 8 sào đất vườn đồi trồng nghệ. Năm 2016, gia đình thu về hơn 80 triệu đồng từ diện tích trồng nghệ.

Phát triển diện tích vườn nghệ

Theo ông Lê Văn Diên - Phó ban nông nghiệp xã Tam Thành cho biết, từ khoảng 6-8ha diện tích trồng gừng và nghệ trên đất vườn đồi, đến nay toàn xã đã mở rộng gần 20 ha, trong đó diện tích nghệ chiếm khoảng 15ha.

Từ khoảng 6-8ha diện tích trồng gừng và nghệ trên đất vườn đồi, đến nay toàn xã đã mở rộng gần 20 ha, trong đó diện tích nghệ chiếm khoảng 15ha

Nghệ được trồng ở hầu hết các thôn, nhưng tập trung nhiều nhất tại thôn Khánh Lộc với diện tích gần 10ha. Với giá bán trung bình gần 10 ngàn đồng/kg nghệ tươi, mỗi ha thu hoạch được chừng 20 tấn sẽ cho 200 triệu đồng. Nếu thời điểm giá lên cao, thu nhập của bà con nông dân cũng được nâng lên rất nhiều.

“Nếu so về diện tích với lúa và dưa hấu thì nghệ chưa phải là cây trồng chủ lực ở địa phương. Tuy nhiên, nếu có đầu ra ổn định, giá cả không biến động nhiều, chỉ cần 10 ngàn đồng/kg nghệ tươi đã mang lại thu nhập khá cho người dân trên diện tích vườn đồi”- ông Diên nói.

Ông Võ Xuân Tiết (thôn Khánh Lộc, Tam Thành) chia sẻ: “Gia đình tôi mỗi năm trồng khoảng 6 sào nghệ. Năm được giá, được mùa thu nhập không dưới 80 triệu đồng. So với những giống cây khác thì cây nghệ dễ trồng hơn, ít tốn công chăm sóc nhưng mang lại thu nhập khá nếu có đầu ra ổn định”.

Với 5 sào đất trồng nghệ, năm 2016 gia đình bà Đinh Thị Lộc đã thu về cho mình số tiền hơn 60 triệu đồng. Bà Lộc chia sẻ: “Khu đất vườn đồi của gia đình nhờ trồng nghệ mà mỗi năm cũng thu về kha khá. Không phải tốn nhiều công chăm sóc, tưới tiêu, nhưng nghệ vẫn không làm bà con thất vọng”.


Có thể bạn quan tâm

Thu nhập ổn định nhờ liên kết nuôi bò sữa cao sản Thu nhập ổn định nhờ liên kết nuôi bò sữa cao sản

Từ gần 10 năm nay gia đình ông Tịnh đã liên tục nuôi thành công bò sữa cao sản, đạt thu nhập cao ổn định.

20/07/2017
Bón thúc cho lúa mùa Bón thúc cho lúa mùa

Hiện bà con nông dân đang tập trung chăm bón để lúa sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, đạt năng suất cao. Từ nhiều năm nay, diện tích lúa bón phân

20/07/2017
Cách làm nông nghiệp kì lạ của người Nhật, thuê đất rồi bỏ hoang Cách làm nông nghiệp kì lạ của người Nhật, thuê đất rồi bỏ hoang

Chê cười công ty Nhật Bản mua đất rồi bỏ hoang tới 5 năm, sau này tất cả phải ngả mũ thán phục với tư duy kiếm tiền của người Nhật

21/07/2017