Kích cầu NTM, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Từ lâu, quả na dai đã trở thành sản phẩm nông sản nổi tiếng của huyện Đông Triều (Quảng Ninh) với diện tích 1.000ha.
Na tại đây có hương vị thơm ngon, ít hạt, thịt chắc, ngọt đậm.
Trong đó, phân bón Văn Điển đóng vai trò rất quan trọng bảo đảm khả năng chống bệnh, năng suất, hương vị của na dai tại địa phương này.
Yêu cầu dinh dưỡng của cây na
Na ít kén đất, có thể trồng cả trên đất cát sỏi, đất thịt nặng, nhưng đất pha vỏ sò, hến, đất dốc tụ chân núi đá vôi, đất phù sa ven sông suối thoát nước, nhiều mùn là thích hợp nhất.
Độ pH yêu cầu trung tính đến hơi kiềm từ 5,5 – 7,5.
Để cây na đạt chất lượng, mẫu mã đẹp, đòi hỏi phải cung cấp cho cây các yếu tố dinh dưỡng cân đối, gồm 3 nhóm:
1.Nhóm đa lượng: Gồm đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O), là các yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất, nhưng ít dự trữ trong đất, thường thiếu hụt do rễ cây hàng năm hút đi, làm cho năng suất na bị giảm, vì vậy thường xuyên phải bón đủ, cân đối các yếu tố này.
2.Nhóm trung lượng: Gồm canxi (Ca), lưu huỳnh (S), silic (Si), magie (Mg).
3.Nhóm vi lượng: Gồm các vi chất, tuy cây sử dụng ít nhưng giữ vai trò bảo đảm khả năng chống bệnh, năng suất, hương vị của quả na.
Như vậy, nếu chỉ bón phân NPK là chưa đủ.
Bà con nên sử dụng phân lân nung chảy, phân đa yếu tố NPK Văn Điển nhằm mang lại cho cây na các yếu tố đa, trung, vi lượng thiết yếu.
Cụ thể, trong phân Văn Điển chứa 15 – 20% vôi, có tác dụng khử chua, điều hòa độ pH, nâng cao dung tích hấp thu cho đất bạc màu.
Ngoài ra còn có 10 – 15% magie, 2 – 4% lưu huỳnh (giúp cây nâng cao hiệu suất quang hợp, tích lũy nhanh dinh dưỡng vào quả, cải thiện mẫu mã, hương vị quả).
Đặc biệt, silic chiếm đến 15%, giúp cứng cây, dày lá; chống sự thoát hơi nước trên những vùng đất cao, chống sâu bệnh gây hại.
Bên cạnh đó, phân bón Văn Điển còn có các chất vi lượng như kẽm, bo, sắt, đồng, coban…, chiếm 0,4% giúp cây na tổng hợp nhiều vitamin, tạo quả đẹp, dễ bán.
Cách bón hợp lý
Các chất dinh dưỡng trung, vi lượng chỉ có đầy đủ trong phân ĐYT NPK Văn Điển mà các loại phân đơn, phân NPK thông thường không có được.
Thực tế sản xuất cho thấy, phân bón ĐYT NPK Văn Điển đã đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng mà trong điều kiện đất bạc màu không cung cấp đủ, đồng thời còn điều hòa, bổ sung những thiếu hụt, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, tạo nên sự cân bằng độ màu mỡ của đất trồng.
Trên những vùng đất đồi gò, đất bạc màu thì phân bón Văn Điển lại có hiệu quả đặc biệt, những nhà vườn tại Đông Triều, Lục Nam, Lục Ngạn đã sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho cây vải, cây na, cây nhãn chín muộn cho hiệu quả kinh tế cao.
Công thức bón theo kg/cây/năm: Cây 1-4 năm tuổi, liều lượng phân chuồng 15-20kg + 3kg NPK 5:10:3; cây 5-8 năm tuổi: Phân chuồng 20 - 25kg + 5kg NPK 5:10:3.
Cây trên 8 tuổi: Phân chuồng 35-40kg + 6-8 kg NPK 5:10:3.
Nếu không có phân chuồng có thể tăng gấp rưỡi liều lượng NPK ở trên.
Cách bón: Cuốc rãnh quanh mép tán sâu 10cm, rắc phân xong lấp đất, tủ rác phủ quanh tán giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho rễ phát triển.
Bón đợt 1 (sau khi thu hái quả): tháng 9 – 11: 100% phân chuồng + 30% NPK ĐYT; đợt II (đón lộc): tháng 2 – 3: 30% NPK; đợt III (nuôi cành, quả): 40% NPK.
Có thể bạn quan tâm
Sáng nay (1.9), tại xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hậu Giang tổ chức trao bồn chứa nước cho hội viên, ND nghèo, thuộc diện chính sách bị ảnh hưởng bởi đợt hạn mặn vừa qua.
2000 ty ho tro han man, 2000 ty ho tro han man DBSCL, ho tro han man DBSCL
Mường La là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La. Đồng bào các dân tộc nơi đây vừa trải qua một cuộc đại di dân, dành phần lớn đất đai, vườn tược, ruộng nương để xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La.