Khử trùng chuồng trại thường xuyên để tăng năng suất chăn nuôi lợn

Trong chăn nuôi, vấn đề sát trùng chuồng trại là hết sức quan trọng để giảm đi bệnh tật cho gia súc, gia cầm, góp một phần đáng kể vào việc tăng năng suất chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn.
Khử trùng chuồng trại giúp phòng bệnh cho lợn, qua đó đảm bảo năng suất. Ảnh minh họa
Cần phải xem việc sát trùng chuồng trại là một khâu quan trọng nhất trong qui trình phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Nếu làm tốt khâu này sẽ làm cho việc phòng trị bệnh bằng kháng sinh giảm đi rất nhiều, giá thành chăn nuôi sẽ giảm, năng suất đem lại sẽ cao. Để đạt được hiệu quả cao trong sát trùng, khi tiến hành cần theo từng bước sau.
Tiêu độc cơ học : Đây là bước quan trọng, bao gồm dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ có trong chuồng trại một cách triệt để. Tiến hành rửa cọ bằng nước, bước này làm giảm đi mật số vi sinh vật và bề mặt chuồng trại, để làm tiền đề cho các bước sau. Tiêu độc vật lý : Sau khi quét dọn sạch, nếu không dùng hóa chất có thể dùng nước sôi, lửa để diệt các tác nhân gây bệnh trong chuồng.
Tiêu độc bằng hóa chất : Đây là phương pháp quan trọng, tuy nhiên, việc lựa chọn hóa chất cần phải theo các nguyên tắc. Một số loại hóa chất đang được sử dụng phổ biến và những nhược điểm của chúng là: Formaldehyde (Kích ứng mạnh đường hô hấp - Mùi khó chịu, khó phân hủy, có khả năng gây ung thư - Độc tính cao); NaOH (Ăn mòn kim loại - Độc, tác động lên người); Chlorine (Không tác động môi trường chất hữu cơ - Mùi khó chịu, ăn mòn kim loại); Phenol (Không tác động trên virus không có vỏ bọc - Không phun được trên gia súc, gia cầm - Hoạt tính yếu khi pH nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 7 - Ăn mòn da).
Anh Vũ Văn Trọng ở Thôn Minh Tân, xã Nhân Đạo, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) là nông dân thu được năng suất cao, lợi nhuận lớn từ trang trại chăn nuôi lợn nhờ coi trọng công tác khử trùng. Trung bình mỗi tuần một lần anh phun khử trùng toàn bộ khu chuồng trại, định kỳ mỗi tháng hai lần anh phun thuốc khử mùi bảo đảm cho chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được giữ vệ sinh, sạch mầm bệnh.
Nhờ vậy mà trang trại chăn nuôi của gia đình anh Trọng luôn phòng tránh được dịch bệnh, lợn giống và lợn thương phẩm của gia đình anh luôn bán được giá bởi thương lái và hộ chăn nuôi tin tưởng vào chất lượng. Doanh thu bình quân của trang trại trong năm 2014 đạt tới trên 600 triệu đồng, trừ chi phí cho thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm, theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc.
Có thể bạn quan tâm

Đồng huyết (consanguinity) thường do giao phối cận huyết (inbreeding ) mà ra. Giao phối cận huyết là hiện tượng các con vật có cùng huyết thống được giao phối với nhau.

Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vật nuôi khá phổ biến, nhất là ở loài bò và lợn. Thụ tinh nhân tạo thực sự đã trở thành một công cụ hữu hiệu của công tác giống vật nuôi, góp phần đáng kể nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

Để khắc phục, từ lâu, các nhà khoa học đã có nhiều ý tưởng và giải pháp khác nhau, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như mong đợi.

Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang là vấn nạn nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Phải xử lý chất thải của sản xuất chăn nuôi. Nhưng xử lý bằng những công cụ, phương pháp, kỹ thuật, công nghệ,... thậm chí mẹo gì thì chưa có cơ quan nào hệ thống và hướng dẫn đầy đủ cho người chăn nuôi nên trên thực tế, ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang hiện hữu một cách thách thức.

Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc.