Không thể khởi tố 3 công ty dược bán chất độc cho chăn nuôi
Theo đó, qua xác minh tại Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và làm việc trực tiếp tại một số công ty dược, C49 đã xác định được trong 2 năm 2014 - 2015, đã có 20 doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu Salbutamol, trong đó 11 công ty đã tiến hành nhập loại chất này về.
Trong số này, Công ty TNHH hóa dược Minh Anh (địa chỉ khu phố Hoàng Long, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) bán ra không đúng đối tượng, khi bị kiểm tra đã thu hồi và lưu giữ tại kho là 2.050kg.
Đặc biệt, C49 phối hợp với Cục Quản lý dược đã thanh tra, kiểm tra 6 công ty sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu Salbutamol. Qua đó đã phát hiện các công ty gồm: Công ty TNHH hóa dược quốc tế Đông Phương (Đống Đa, Hà Nội); Công ty TNHH hóa dược Minh Anh (Bình Dương); Công ty hóa dược Minh Hải (Cà Mau), Công ty dược Vĩnh Phúc (TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) có hành vi bán Salbutamol sai đối tượng.
Trong số trên, C49 đã xác minh, truy nguyên và chứng minh được 3 doanh nghiệp bán Salbutamol cho các tổ chức, cá nhân không có chức năng sản xuất, kinh doanh thuốc là Đông Phương, Minh Anh và Minh Hải. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở tài liệu chứng minh số Salbutamol do 3 công ty này bán ra được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi, nên chưa đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự. Do đó, C49 đã chuyển hồ sơ đến Cục Quản lý dược để xử phạt vi phạm hành chính.
Theo C49, mặc dù hành vi sử dụng chất Salbutamol và các chất cấm khác trong chăn nuôi tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe con người, nhưng việc xử lý hình sự đối với hành vi này còn khó khăn, bất cập do chưa có căn cứ để khởi tố, mà chủ yếu chỉ xử phạt vi phạm hành chính. Hiện Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định rõ hơn về hành vi này, nhưng từ 1.7 tới đây, mới có cơ sở pháp lý để xem xét khởi tố theo Điều 317 của bộ luật này.
Hiện tại các ngành chức năng đang kiến nghị, Chính phủ đưa các loại chất cấm (Salbutamol, Clenbuterol) vào danh mục kiểm soát nhập khẩu đặc biệt, nhằm hạn chế tình trạng nhập khẩu tràn lan như trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 22 cơ sở nuôi chim yến. Việc nuôi chim yến chủ yếu do người dân tự phát, chưa được kiểm soát chặt chẽ nên có nguy cơ lây nhiễm và phát tán mần bệnh khi có dịch xảy ra.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, đến nay toàn thành phố đã có 213/401 xã đạt chuẩn (đạt 53,12%), nếu không tính huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc và Nam Từ Liêm), thì Hà Nội có 201/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM-đạt 52,07%) vượt kế hoạch đề ra đến năm 2015 là 12,07%.
Theo PGS-TS Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, hàng năm lượng tiêu thụ sữa nước trong nước khoảng 1,1 triệu tấn, trong đó có khoảng 550 triệu tấn phải nhập khẩu (về pha lại dưới dạng hoàn nguyên-PV). Do đó, tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa trong nước vẫn còn rất nhiều.