Không phát hiện Phenol trong mẫu cá nục ở Quảng Trị
Ngày 5.8, trả lời PV Dân Việt, ông Trần Ngọc Lân - Giám đốc Sở KHCN tỉnh Quảng Trị - cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu trong lô 20 tấn cá nục không phát hiện chất Phenol.
Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 10.6 Sở Y tế Quảng Trị có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc phát hiện mẫu phẩm đại diện cho 30 tấn cá nục đông lạnh (sau này xác định lại chính xác là 20 tấn) của gia đình bà L.T.T (thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh, Quảng Trị) bị nhiễm Phenol và đề nghị cho phép tiêu hủy vì cho rằng Phenol là chất cực độc không được có trong thực phẩm. Đến chiều 11.6, lô cá trên đã được cơ quan chức năng niêm phong.
Để có kết quả khách quan, Sở KHCN tỉnh Quảng Trị đã độc lập lấy 8 mẫu các loại cá nục, ngừ, nậm, sòng, trích và cá hố (trong đó 5 mẫu tại lô cá 20 tấn của bà L.T.T và 3 mẫu tại lô 1,5 tấn của bà N.T.N ở xã Gio Việt, Gio Linh) gửi đến Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào ngày 13.6.
Ngày 20.6, ông Vũ Đức Lợi - Phó Viện trưởng Viện Hóa học - đã có văn bản thông báo kết quả phân tích gửi Sở KHCN tỉnh Quảng Trị. Kết quả cụ thể không phát hiện hàm lượng Phenol trong 8 mẫu cá nói trên. Kết quả trên đã được báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Trị.
Một diễn biến khác, ông Hồ Sỹ Biên - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Quảng Trị - cho biết, ngày 13.6 đơn vị cũng đã lấy thêm 5 mẫu phẩm trong lô 20 tấn cá gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia kiểm nghiệm. Ông Biên tiết lộ kết quả xét nghiệm đã có, tuy nhiên hiện chưa thể công bố.
Có thể bạn quan tâm
Đầu năm 2016, tình hình nuôi nghêu, sò ở một số nơi gặp khó khăn do xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh..., vì vậy nguồn cung có khả năng thấp hơn năm 2015. Điều này dẫn đến giá nghêu nguyên liệu trong nước sẽ tăng cao, trong khi giá nghêu trên thế giới dự đoán ít có biến động, các nhà xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc bù đắp sự chênh lệch giá này.
Do thiếu nguồn nước sạch để rửa, ướp muối trong quá trình sơ chế, chế biến, sản phẩm của các vùng nuôi tôm lớn ở ĐBSCL nhiễm nhiều vi sinh vật có hại, bị nhiều thị trường nhập khẩu từ chối. Trong khi đó, danh tiếng” của cá tra cũng đang ngày càng đi xuống...
Với những nguyên nhân sơ bộ ban đầu gây nên tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Âm, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa sẽ tiến hành xử lý đơn vị đã để lượng nước thải tràn ra môi trường.