Không Có Trung Quốc Vẫn Không Lo Thiếu Thị Trường Gạo
Trung Quốc vừa tạm ngưng nhập khẩu gạo VN theo đường tiểu ngạch, nhưng theo các chuyên gia việc này không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu lúa gạo của VN.
Tuy nhiên, động thái này một lần nữa cho thấy tính chất bất thường và rủi ro khi buôn bán kiểu biên mậu với Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp thua lỗ
Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), trong tháng 7 vừa qua VN xuất khẩu được 615.844 tấn gạo các loại. Trong đó, có tới trên 32% tổng lượng gạo là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tính chung trong bảy tháng đầu năm nay, có gần 2 triệu tấn gạo các loại của VN sang thị trường này.
Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc không thể kiểm soát nổi đã mất cân đối nguồn hàng khiến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ.
Thế nhưng mới đây, Trung Quốc chính thức tạm ngưng nhập khẩu gạo VN theo đường tiểu ngạch. Theo TS Nguyễn Đức Thành - giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách VEPR, để thay thế gạo VN, Trung Quốc nhập khẩu gạo từ Campuchia cho thấy họ đã có sự chuẩn bị từ trước cho hành động này.
Trong ba năm trở lại đây xuất khẩu gạo của VN phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, nhưng họ không chấp nhận hợp đồng cấp chính phủ mà nhập khẩu thông qua hệ thống thương lái, mua bán tiểu ngạch. Thương lái Trung Quốc đến tận ĐBSCL như thương lái trong nước để xuất khẩu qua biên giới.
TS Lê Văn Bảnh, viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết vụ hè thu năm nay là lần đầu tiên sau nhiều năm vụ hè thu ở ĐBSCL không phải mua tạm trữ. Đến nay nông dân đã thu hoạch được một nửa diện tích vụ này (khoảng 800.000ha) nhưng lúa làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó, giá lúa theo đó cũng lên mức cao nhất trong vòng ba năm qua.
VN có thêm nhiều hợp đồng lớn từ các thị trường truyền thống khác như Philippines, Indonesia, Malaysia... ngay từ đầu vụ hè thu nên tác động của lệnh cấm nhập khẩu gạo của phía Trung Quốc sẽ không lớn.
Tuy nhiên, TS Bảnh cũng cảnh báo dù tác động trong thời điểm hiện tại là không lớn nhưng đây là một trong những bằng chứng nữa cho thấy các doanh nghiệp VN nên cân nhắc từ bỏ thói quen buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc.
Đồng quan điểm này, ông Võ Hùng Dũng - giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp VN chi nhánh Cần Thơ - cũng cho rằng quyết định này của Trung Quốc không tác động nhiều đến tình hình tiêu thụ gạo của VN. “Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc ngưng mua theo đường chính ngạch thì cũng không ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của VN” - ông Dũng khẳng định.
Lý giải điều này, ông Dũng cho rằng do VN đã ký được các hợp đồng lớn với các thị trường Philippines, Malaysia, Indonesia... và có khả năng xuất khẩu nữa vào các thị trường này trong thời gian tới nên không lo lắng về đầu ra từ nay đến cuối năm.
Giá lúa gạo tăng cao
Thông tin từ Hiệp hội Lương thực VN (VFA), tháng 7 vừa qua, giá gạo xuất khẩu tăng mạnh từ mức 420 USD/tấn của tháng 6 lên đến 465 USD/tấn (loại 5% tấm). Hiện giá xuất khẩu gạo của VN đã giảm nhẹ (còn khoảng 450 USD/tấn loại 5% tấm) nhưng vẫn ở mức cao hơn so với ba năm trở lại đây.
Ngày 11-8, theo một số thương lái tại An Giang, giá lúa tươi tại ruộng đang được mua bán với giá 4.700-5.400 đồng/kg theo từng chủng loại (5.700-6.400 đồng/kg lúa khô). Dù giảm nhẹ khoảng 100-200 đồng/kg so với hồi đầu tháng nhưng so với giá thành bình quân lúa vụ hè thu 2014 toàn vùng ĐBSCL do Bộ Tài chính công bố là 4.370 đồng/kg thì người dân vẫn có lời trung bình trên 30%.
Theo VFA, thị trường gạo thế giới đang ở trong tình trạng không bình thường, vừa thừa vừa thiếu, tạo ra một xu hướng bất ổn và khó dự báo. Trong đó, Thái Lan đang tồn kho 18 triệu tấn gạo nhưng không có gạo xuất khẩu vì chính phủ ngưng cung cấp để kiểm kê xác định lại số lượng gạo này, trong khi ngoài thị trường còn chờ thu hoạch mới.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 7 tháng thả nuôi, đến nay mô hình nuôi cá nước ngọt của hộ ông Bùi Tá Lợi ở xã Nghĩa Kỳ và hộ ông Nguyễn Điều ở xã Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã đem lại kết quả. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ giải quyết cho nhiều diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả trong sản xuất của địa phương.
Được sự hỗ trợ của Sở KH-CN Bắc Ninh, Cty TNHH MTV SX & tiêu thụ VAC Nam Hà đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT SX giống và nuôi thương phẩm ba ba gai”.
Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với Hiệp hội Thủy sản huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tổ chức hội thảo nuôi trồng thủy sản MêKông và biến đổi khí hậu.
Từ việc kinh doanh cây cảnh, anh Bùi Thanh Khiết (thôn Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã xây nhà khang trang, mua ô tô...
Đó là khuyến cáo mới nhất của các nhà khoa học trước thực trạng, nhiều nông dân ở các tỉnh miền Bắc đang có xu hướng mở rộng, phát triển nghề nuôi ba ba.