Khống Chế Được Dịch Bọ Cánh Cứng Phá Hại Dừa

Ong ký sinh là thiên địch của bọ cánh cứng, được nhập về từ quần đảo Samo (Philippines), nơi đã thành công trong việc sử dụng ong ký sinh để diệt bọ cánh cứng phá hại dừa. Tháng 8/2003 các nhà khoa học Trường Đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Cục BVTV phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Trà Vinh và chính quyền các địa phương bắt đầu triển khai thả thử nghiệm ong ký sinh ở một số diện tích dừa bị nhiễm bọ cánh cứng. Hiệu quả đạt rất cao, ít tốn kém hơn nhiều so với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không gây ô nhiễm môi trường.
Trà Vinh hiện có khoảng 3,2 triệu cây dừa đang cho khoảng 140 đến 150 triệu trái/năm; tập trung nhiều nhất ở 3 huyện Càng Long, Cầu Kè và Tiểu Cần. Nhờ khống chế được bọ cánh cứng, hơn nữa do giá dừa hiện đang đứng ở mức cao, dừa khô loại I (khoảng 1,1 kg/trái) giá tại vườn từ 55.000- 58.000 đồng/chục (12 trái) tăng gần gấp đôi so với đầu năm. Với năng suất và giá cả như hiện nay, bình quân mỗi hécta dừa nhà vườn có thu nhập từ 30- 35 triệu đồng/năm; riêng các hộ đầu tư thâm canh tốt, trồng xen canh thêm các lọai cây khác có thu nhập cao hơn nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Khi trồng dừa việc đầu tiên phải nghĩ đến chọn giống là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại kinh doanh trồng dừa trên mảnh vườn của mình, gắn liền gần suốt một đời người

Cây dừa trồng trên đất nhiễm phèn thường xuất hiện triệu chứng thiếu chất Boron (Bo) làm giảm năng suất. Khi thiếu Bo, dừa có triệu chứng lá mềm rũ, các lá chét dính lại với nhau, cây thưa trái. Qua thực nghiệm có thể khắc phục bằng bón Borax (hàn the), liều lượng 10 g/cây/năm.

Cũng giống như những loại cây trồng khác, dừa thường bị nhiều loại dịch hại tấn công, ngoài bọ cánh cứng hại dừa là phổ biến, hiện nay mối quan tâm của người trồng dừa là thường xuất hiện triệu chứng “dừa mủ”, nguyên nhân là do một loài bọ xít chích hút.

Cách thụ phấn cho dừa sáp được Trung tâm dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu) phối hợp Sở khoa học & công nghệ tỉnh Trà Vinh nghiên cứu đã và đang triển khai thử nghiệm khá thành công tại Cầu Kè (Trà Vinh). Dù thao tác có hơi rườm rà nhưng đây là cách “trợ lực” khá thành công để tăng tỷ lệ dừa sáp.

Dừa sáp (hay dừa đặc ruột) khi bổ đôi quả dừa bên trong lớp cơm dừa đặc quánh giống như sáp, có độ dầu cao, mùi hương đặc trưng. Trong điều kiện trồng chung với loại dừa không đặc ruột, tỷ lệ đặc ruột chỉ chiếm 20% - 25% trong một quầy dừa. Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ Trà Vinh đã thử nghiệm thành công cách thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa.